Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Quan điểm “Ấn vào rãnh tai để điều trị rối loạn nhịp tim” - đúng hay sai?

VOH - Xoa bóp các huyệt đạo trên tai có thể giúp giảm ù tai, ổn định nhịp tim. Vậy bấm huyệt để chữa rối loạn nhịp tim là đúng hay sai?

Câu hỏi: Theo một số thông tin trên mạng: “Để điều trị tim đập loạn nhịp, nhói đau ở tim, người bệnh chỉ cần dùng ngón trỏ day, ấn liên tục 40 lần vào phần rãnh tai bên trái”. Thông tin này đúng hay sai? 

Trả lời:

Đây là một trong những phương pháp không nên sử dụng. Với người bị rối loạn nhịp tim, trước tiên, chúng ta cần xác định nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp, đúng đắn. 

Theo y học cổ truyền, trên cơ thể con người có các huyệt đạo quan trọng trọng. Thao tác này sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, lo âu, tăng cường sự thư giãn, thoải mái. Vì vậy, việc dùng ngón tay ấn liên tục vào phần rãnh tai bên trái chỉ làm cho hệ thống thần kinh ổn định.

Quan điểm “Ấn vào rãnh tai để điều trị rối loạn nhịp tim” - đúng hay sai? 1
Bắt mạch cổ tay hoặc động mạch cảnh đếm nhịp đập trong một phút là cách đo nhịp tim đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà - Ảnh: Canva

Trên thực tế, các đối tượng bị rối loạn thần kinh tim do căng thẳng, lo lắng,... chỉ cần nằm nghỉ ngơi, đồng thời xoa bóp toàn thân và vùng tai thì cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.  

Chính điều này đã khiến nhiều người bị lầm tưởng, đặc biệt là bệnh nhân rối loạn nhịp tim. Việc hiểu sai phương pháp điều trị sẽ làm chậm chẩn đoán, bỏ mất “thời gian vàng” để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân. 

Câu hỏi: Hiện nay có những phương pháp tầm soát nào để phát hiện bệnh rối loạn nhịp tim nói riêng và các vấn đề liên quan đến tim mạch nói chung?

Trả lời:

Thông thường, tần số mạch sẽ bằng tần số tim. Để kiểm tra nhịp tim bất thường hay bình thường, bạn lấy ngón trỏ và ngón giữa bắt mạch ở tay còn lại tại vị trí mặt lòng của cổ tay giao với ngón tay cái. Sau đó, hãy đếm số nhịp tim trong một phút. 

Nếu trường hợp mạch đập nhanh hoặc chậm, thậm chí có lúc ngưng đập rồi tiếp tục đập trở lại thì được gọi là nhịp tim không đều. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, mọi người cần chú ý và lập tức đi thăm khám ngay. 

Lưu ý, để có kết quả chính xác nhất, hãy đo nhịp tim lúc nghỉ ngơi, tức là khi bạn ngồi hoặc nằm, đang trong trạng thái bình tĩnh, thoải mái và không bị bệnh. 

Quan điểm “Ấn vào rãnh tai để điều trị rối loạn nhịp tim” - đúng hay sai? 2

TS.BS Nguyễn Thị Sơn

Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM

Đừng quên theo dõi VOH - Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.