Đăng nhập

Tại sao thường xuyên bị ho?

00:00
00:00
00:00
VOH - Ho là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, thông qua phản xạ thở ra mạnh mẽ, đào thải các chất bài tiết và vật lạ ra khỏi đường hô hấp, giữ cho đường hô hấp thông thoáng và duy trì chức năng của phổi.

Trước khi đề cập đến vấn đề về ho, mọi người hãy biết qua ngắn gọn định nghĩa về ho mãn tính. Ho kéo dài hơn 3 tuần được coi là ho mãn tính.

Tại sao thường xuyên bị ho?Xem toàn màn hình
Ho là một trong những dấu hiệu cảnh báo về các tình trạng sức khỏe - Ảnh: Commonhealth

Nhiều nguyên nhân gây ho

Ho mãn tính có thể được coi là một dấu hiệu cảnh báo và có thể liên quan đến các tình trạng sau:

Chảy nước mũi: cả dị ứng mũi và viêm xoang đều có thể gây chảy nước mũi vì chất nhầy chảy xuống thành sau họng, gây ngứa ngáy, khó chịu ở họng rồi làm cho mọi người bị ho.

Phản ứng dị ứng: có thể chia thành ho hen phế quản và ho dị ứng. Trong đó, hen phế quản khi ho sẽ phát ra tiếng khò khè. Còn ho dị ứng dễ bị ho vào ban đêm, thời tiết lạnh cũng có thể gây ho.

Nhiễm trùng: bao gồm bệnh lao hạch, viêm phổi do mycoplasma và viêm phổi do chlamydia cũng có thể gây ho, nhiễm trùng cấp tính sẽ để lại di chứng ho mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính: bệnh nhân ho có đàm (đờm) trên 3 tháng mỗi năm trong vòng 2 năm liên tiếp thì có thể được xác định là viêm phế quản mãn tính, phần lớn bệnh nhân là người thường xuyên hút thuốc lá.

Trào ngược dạ dày thực quản: cơ thắt thực quản dưới giữa dạ dày và thực quản bị rối loạn chức năng, khi axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản và thậm chí cả đường hô hấp, nó thường gây kích ứng nhiều lần lên thực quản và họng, gây ra các cơn ho mãn tính lặp đi lặp lại khó lành. Axit dạ dày thậm chí có thể gây bỏng dây thanh âm có thể kèm theo các triệu chứng như tức ngực và đau ngực trong trường hợp nặng.

Giãn phế quản: giãn phế quản là bệnh lý về phổi, trong đó một số phế quản của người bệnh bị giãn ra vĩnh viễn và không thể hồi phục, chủ yếu xảy ra ở người trên 75 tuổi. Cấu trúc bình thường của phế quản trông giống như một cái cây mọc ngược, theo chiều hướng đi xuống, đường kính của phế quản nhỏ dần, trên bề mặt phế quản có nhiều nhung mao, qua quá trình chuyển động, đàm (đờm) trong phế quản được di chuyển vào ống lớn và bị trục xuất khỏi cơ thể.

Ở bệnh nhân giãn phế quản, cấu trúc phế quản trở nên dày hơn, chức năng của lông nhung bị hạn chế khiến một lượng lớn đàm (đờm) tích tụ trong đường hô hấp, lâu dần gây nhiễm trùng, viêm nhiễm và ho mãn tính.

Ung thư phổi: tỷ lệ khối u phổi gây ho mãn tính không cao, tuy nhiên vẫn có một số khối u phát triển ở đường hô hấp lớn có thể gây ho mãn tính.

Xơ phổi (còn gọi là xơ phổi vô căn, xơ phổi tự phát): do phổi bị tổn thương nên xuất hiện mô sẹo, phổi sẽ dần mất khả năng hoạt động. Ngoài ho mãn tính còn diễn biến phức tạp bởi các triệu chứng khác như khó thở và mệt mỏi.

Bình luận