Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tăng kali máu là gì và làm sao để nhận biết sớm?

(VOH) - Tăng kali máu nghiêm trọng có thể gây tử vong một cách nhanh chóng. Vậy khi có dấu hiệu tăng kali máu phải làm gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Vai trò của kali trong cơ thể

Kali là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể, có vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh – cơ, bao gồm cả tim.

Lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali trong, ngoài tế bào và lượng kali máu qua thận, qua mồ hôi, qua phân. Một chế độ ăn uống bình thường đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hàng ngày.

2. Tăng kali máu là gì?

Tăng kali máu là một thuật ngữ y tế mô tả nồng độ kali trong máu cao hơn bình thường. Nồng độ kali trong máu bình thường là 3,6 - 5,2 millimoles mỗi lít (mmol/l). Nồng độ kali máu cao hơn 6 mmol/l có thể nguy hiểm và thường cần được điều trị ngay lập tức.

tang-kali-mau-la-gi-va-lam-sao-de-nhan-biet-voh-1

Tăng kali máu nặng nếu không được điều trị có thể gây ngừng tim (Nguồn: Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết kali trong máu cao?

Tăng kali máu có thể không có biểu hiện nào. Đôi khi, các triệu chứng tăng kali máu khá mơ hồ, gồm các triệu chứng như:

  • Buồn nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Cơ bắp yếu.
  • Cảm giác ngứa ran.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của tăng kali máu gồm nhịp tim chậm và mạch yếu. Tăng kali máu có thể dẫn đến tim ngưng đập gây tử vong.

4. Nguyên nhân làm tăng kali máu

Bạn có thể bị tăng kali máu do các nguyên nhân sau:

4.1 Cung cấp kali quá mức

Kali có vai trò quan trọng cho cơ thể nhưng bổ sung kali quá mức bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch có thể làm tăng kali máu.

4.2 Các nguyên nhân tại thận

Do suy thận cấp và các bệnh thận mãn tính, suy tuyến thượng thận (bệnh Bệnh Addison).

4.3 Tăng kali máu giả

Thường một kết quả kali máu cao không phải là tăng kali máu thật. Thay vào đó, nó có thể gây ra do vỡ các tế bào máu trong mẫu máu trong hoặc ngay sau khi lấy máu. Các tế bào vỡ phóng thích kali của chúng vào mẫu máu. Lượng kali trong mẫu máu tăng là giả vì không phản ánh nồng độ kali bình thường trong cơ thể của bạn.

4.4 Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác làm tăng kali máu, bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE).
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II.
  • Thuốc ức chế Beta.
  • Mất nước.
  • Tiêu hủy các tế bào hồng cầu do chấn thương nghiêm trọng hoặc bỏng nặng.
  • Sử dụng quá nhiều chất bổ sung có kali.
  • Tiểu đường tuýp 1.

5. Điều trị tăng kali máu bằng cách nào?

Để điều trị tăng kali máu cần phải dựa vào các nguyên nhân cụ thể gây tăng kali máu, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, những thay đổi trên điện tim và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Nếu bị tăng kali máu nhẹ thì có thể xử lý mà không cần nhập viện. Trường hợp nhẹ là khi bệnh nhân có sức khỏe ổn định, điện tâm đồ bình thường và không có các tình trạng đi kèm.

Nếu tăng kali máu nặng cần được cấp cứu kịp thời để được xử lý tốt nhất và theo dõi nhịp tim liên tục.

Một số phương pháp điều trị tăng kali máu có thể kể như:

tang-kali-mau-la-gi-va-lam-sao-de-nhan-biet-voh-2

Chuối rất giàu kali nên người bị tăng kali máu cần hạn chế ăn (Nguồn: Internet)

  • Chế độ ăn ít kali (đối với trường hợp nhẹ).
  • Ngừng sử dụng thuốc làm tăng nồng độ kali máu.
  • Truyền tĩnh mạch glucose và insulin để thúc đẩy vận chuyển kali từ khoang gian bào vào trong các tế bào.
  • Truyền tĩnh mạch calcium để bảo vệ tim và cơ bắp tạm thời do ảnh hưởng của tăng kali máu.
  • Sử dụng Sodium bicarbonate để thúc đẩy vận chuyển kali từ khoảng gian bào vào trong các tế bào.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm kali máu thông qua việc tăng kali bài tiết ra nước tiểu. Cần lưu ý là hầu hết các thuốc lợi tiểu đều tăng bài tiết kali qua thận. Chỉ có thuốc lợi tiểu tái hấp thu kali làm giảm bài tiết kali qua thận.
  • Các thuốc kích thích thụ thể adrenergic beta-2, như albuterol và epinephrine, cũng được sử dụng để thúc đẩy vận chuyển kali vào trong các tế bào.
  • Các thuốc được biết đến như resin trao đổi cation, gắn kết với kali và bài tiết nó thông qua đường tiêu hóa.
  • Lọc máu được áp dụng nếu các biện pháp khác thất bại hoặc nếu có suy thận.

6. Lời khuyên

Người bị suy thận mạn luôn phải cảnh giác việc tăng kali máu, không uống, tiêm truyền những thuốc hoặc dịch có chứa kali, chế độ ăn phải tránh một số thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ, sữa,….

Bình luận