Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Thừa magie, thiếu magie gây bệnh gì? 3 dấu hiệu 'nhắc nhở' bạn

(VOH) – Trực tiếp tham gia hàng trăm phản ứng sinh hóa tại các cơ quan trong cơ thể nên tình trạng thiếu magie hay thừa magie dài ngày đều để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Magie vốn là một trong những khoảng chất gần như không thể “vắng mặt” trong hàng loạt các hoạt động chuyển hóa thế nhưng tỉ lệ người không cung ứng đủ và đúng lượng magie cho cơ thể ngày càng tăng cao. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ lụy khi thiếu magie và thừa magie, nhằm chủ động nhận biết cũng như sớm cải thiện hiệu quả.

1. Nhận biết triệu chứng thiếu magie

Có thể nói rằng khi thiếu hụt bất cứ dưỡng chất nào, cơ thể chúng ta đều đưa ra những tín hiệu “nhắc nhở”, với tình trạng thiếu magie cũng vậy. Khi bạn quan sát thấy những triệu chứng dưới đây xuất hiện liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ cao bạn đang thiếu magie:

1.1 Khó ngủ, mất ngủ

Hiện tượng khó ngủ hay mất ngủ được xem như một dấu hiệu điển hình “cảnh báo” rằng cơ thể đang không được đáp ứng đủ lượng magie cần thiết. Theo đó, bạn sẽ thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng và gần như rất khó đi vào giấc ngủ.

thua-magie-thieu-magie-gay-benh-gi-3-dau-hieu-nhac-ban-biet-voh-0
Cơ thể bị thiếu hụt magie sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ (Nguồn: Internet)

1.2 Chuột rút

Khi thiếu hụt magie, việc vận động của bạn trở nên khó khăn hơn do các cơ co thắt và đau nhức. Lúc này tần suất bị chuột rút, co cứng khớp ngày càng dày đặc, gây ra những ảnh hưởng xấu tới hoạt động đi đứng.

Xem thêm: Những lý do khiến bạn dễ bị chuột rút và cách xử trí nhanh

1.3 Buồn nôn, chán ăn

Một biểu hiện thiếu magie khác mà bạn có thể dễ dàng nhận biết đó chính là hiện tượng muốn nôn ói sau bữa ăn, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng ngay cả với những món yêu thích.

2. Nguyên nhân gây thiếu magie

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy rằng một số nguyên nhân phổ biến dưới đây khiến lượng magie trong cơ thể sụt giảm:

2.1 Chế độ dinh dưỡng thiếu magie

Phần lớn chúng ta phải hấp thu lượng magie từ bên ngoài bởi cơ thể không tự sản xuất được nhóm khoáng chất này. Vì vậy, nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày mất cân bằng và không bổ sung các nhóm thực phẩm giàu magie thì rất dễ bị thiếu hụt magie.

Xem thêm: 11 thực phẩm giàu magie rất 'quen mặt' mà bạn không hay biết

2.2 Sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày

Chúng ta biết rằng đặc tính của thuốc lợi tiểu là làm tăng đào thải lượng nước qua đường tiết niệu, giúp co giãn động mạch và duy trì dòng luân chuyển máu. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày hoặc lạm dụng khi không có chỉ định chuyên khoa sẽ dẫn tới hạ magie nghiêm trọng.

2.3 Rối loạn tiêu hóa

Với các đối tượng bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài hay bệnh Crohn thì khả năng hấp thu khoáng chất magie ở ruột non thường không tốt, kéo theo tình trạng thiếu magie xảy ra.

3. Thiếu magie gây bệnh gì?

Nếu để cơ thể ở trạng thái thiếu magie trong thời gian dài, nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau:

3.1 Loãng xương

Magie được đánh giá là chất xúc tác cực kì quan trọng với quá trình hấp thu cũng như chuyển hóa canxivitamin D tới các tế bào xương để tăng mật độ khoáng xương. Song cũng chính vì lý do đó, khi lượng magie quá thấp, cơ thể sẽ phải trực tiếp “bóc tách” những hoạt chất này từ mô mềm nên tỉ lên gãy xương, loãng xương tăng lên (đặc biệt là nhóm người cao tuổi).  

thua-magie-thieu-magie-gay-benh-gi-3-dau-hieu-nhac-ban-biet-voh-1
Magie là một chất xúc tác chuyển hóa canxi cực kì quan trọng, nếu thiếu hụt thì nguy cơ bị loãng xương sẽ tăng cao (Nguồn: Internet)

3.2 Bệnh tim mạch

Cùng với kali, magie cũng thuộc nhóm khoáng chất thiết yếu giúp duy trì huyết áp ổn định nên khi cơ thể thiếu magie, thể tích dịch tăng cao tạo áp lực lên thành mạch máu, khiến huyết áp tăng cao quá mức.   

Ngoài ra, không cung ứng đủ lượng magie có thể làm tích tụ canxi trong máu và vôi hóa động mạch, gây tắc nghẽn dòng luân chuyển máu tới tim.

Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết

3.3 Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Thiếu hụt magie không chỉ làm mất cân bằng hàm lượng canxi mà còn khiến cơ thể không thể ức chế hoạt động của glutamate. Điều này sẽ gây hoạt hóa mạnh và tổn thương những tế bào hệ thần kinh, dẫn tới suy giảm trí nhớ.

3.4 Suy nhược cơ thể

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhu cầu magie của cơ thể không được đáp ứng đủ, hoạt động sản sinh năng lượng adenosine triphosphate trong tế bào sẽ bị gián đoạn, nên bạn thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống.

3.5 Đau bụng kinh  

Trong thời kì kinh nguyệt, đau bụng kinh là triệu chứng khá phổ biến mà phái nữ thường phải trải qua. Thế nhưng có thể bạn chưa biết rằng, hiện tượng sụt giảm magie cũng được xem như một tác nhân gây ra các cơn đau dữ dội này, thậm chí bạn còn thấy đau quằn quại tới mức ngất xỉu.  

Xem thêm: Mách chị em 7 cách làm giảm đau bụng nhanh nhất trong ngày ‘đèn đỏ’

4. Một số xét nghiệm magie phổ biến

Các triệu chứng điển hình bạn quan sát được phần nào cho thấy cơ thể bạn đang thiếu magie. Nhưng dù vậy, để xác định chính xác và điều trị đúng hướng, lời khuyên là bạn nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám, tiến hành làm một số xét nghiệm magie sau:

  • Xét nghiệm magie huyết thanh
  • Xét nghiệm magie đào thải qua nước tiểu
  • Xét nghiệm magie trong tế bào hồng cầu

5. Hướng dẫn bổ sung magie đúng cách

Tình trạng thiếu magie hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn kịp thời phát hiện và nhanh chóng áp dụng các phương pháp bổ sung magie đúng cách này:

5.1 Thiếu magie nên ăn gì?

Để bù đắp lượng magie thiếu hụt cho cơ thể, điều bạn cần ưu tiên thực hiện đó là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Lúc này, hãy cố gắng bồi bổ thêm thực phẩm chứa magie dồi dào như các loại cá béo, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh lá hoặc trái cây như quả chuối, quả bơ.

thua-magie-thieu-magie-gay-benh-gi-3-dau-hieu-nhac-ban-biet-voh-2
Nên tăng cường ăn thêm thực phẩm giàu magie để bù đắp lượng thiếu hụt (Nguồn: Internet)

5.2 Thuốc magie

Bên cạnh tăng cường tiếp nạp magie tự nhiên từ thực phẩm, tùy theo chẩn đoán cùng kết quả xét nghiệm magie, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung magie cho bạn nếu cần. Việc uống thuốc bổ sung magie phải theo chỉ định chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng vì có thể gây dư thừa magie.  

6. Thừa magie có nguy hiểm không?

Thông thường nếu chúng ta chủ yếu hấp thu magie từ thực phẩm thì tỉ lệ bị thừa magie thường khá thấp mà phần lớn xảy ra do uống bổ sung magie quá liều lượng.

Những triệu chứng thường gặp phải khi thừa magie là buồn nôn, chóng mặt và khó thở. Khi xuất hiện những biểu hiện này, bạn cần phải tới ngay cơ sở y tế, để theo dõi chức năng tim mạch, hô hấp và dùng thuốc để kích thích cơ thể bài xuất lượng magie dư thừa.

Tác dụng của magie với việc duy trì thể trạng khỏe mạnh luôn được đánh giá rất cao. Song nếu muốn tận dụng hiệu quả và tối ưu những lợi ích mà khoáng chất này mang lại, bạn hãy chú ý bổ sung thật đúng cách, đủ lượng, không để thiếu magie hay thừa magie nhé! 

Bình luận