Hiện nay tại một số phòng khách, bàn giám đốc, quầy tiếp tân chúng ta hay thấy một chậu cây Dây Nhện. Nó mang lại không gian tươi mới cho cả căn phòng, đặc biệt còn mang lại tài lộc và phúc khí rất tốt cho người trồng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loài cây này, từ cách trồng, tên gọi đến ý nghĩa của cây Dây Nhện.
Những cây cỏ Lan Chi lá xanh tươi mát làm say đắm bất cứ ai nhìn vào (Nguồn: Internet)
Ý nghĩa của cây dây nhện là gì?
Cũng như các loại cây khác thì cây có Lan Chi cũng có những biểu tượng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt loại cây này có ý nghĩa biểu tượng phong thủy nên nó thường được chọn làm cây trưng bày tại phòng phách, văn phòng làm việc.
Cây Dây Nhện hay còn có tên khác là cây cỏ Lan Chi, Thảo Lan Chi hay cây Lan Chi. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ miền nhiệt đới Châu Phi, cây có chiều cao trung bình từ 20 – 40 cm, thuộc giống cây bụi nhỏ. Rễ cây Dây Nhện phình ra thành củ nẳm dưới đất như rễ củ. Cỏ Lan Chi lá dài màu xanh xen lẫn trên lá là sọc trắng chạy dài trên mặt lá. Cỏ Lan Chi ra hoa thành từng cụm, màu trắng.
Loài cây cũng mang biểu tượng riêng của mình (Nguồn: Internet)
Trong phong thủy cây Dây Nhện được xếp vào một trong những loài cây biểu tượng của sự phát tài, phát lộc. Trồng cây này đem lại phúc khí cho gia chủ ăn nên làm ra, đem lại tài lộc, an khang, may mắn.
Những điều thú vị về cây dây nhện
Cây Dây Nhện có thể sống trong môi trường nước trung bình, chỉ cần cho vào chậu cùng thả một ít sỏi, đá vào trang trí bạn sẽ có một món đồ trang trí văn phòng và quầy lễ tân rất đẹp. Cây được xem mang lại nhuệ khí và sự minh mẫn cho người trồng và sở hữu nó.
Để cây có Lan Chi ở phòng khách, văn phòng biểu tượng của lòng mến khách, hòa nhã, hiếu khách đối với bạn bè hay bất cứ ai đến với bạn. Bạn cũng có thể đặt cây Lan Chi ở bàn học của con trẻ giúp tăng sự tập trung cho bé. Đồng thời bạn cũng có thể để cây Lan Chi trong nhà, giúp điều hòa lượng oxi, lưu thông không khí khiến cho bạn cảm thấy luôn mát mẻ.
Vừa lọc không khí độc tố vừa tạo cảnh quan tuyệt đẹp (Nguồn: Internet)
Cách trồng cây Dây Nhện
Đây là loài cây rất dễ trồng, tuy nhiên cũng có những cách chăm sóc, tưới tiêu, đất đai cụ thể. Qua đó mà cây sống tốt hơn, lá xanh hơn như mang lại nhiều phúc khí cho người trồng.
Nhiệt độ trồng cây Dây Nhện
Cây ưa sáng nhẹ, không nắng chói chang, có phần bóng râm. Bạn không nên để cây ở chỗ quá nắng vì có thể cây bị cháy và lá bị ố vàng. Nếu bạn trồng cây trong văn phòng thì mỗi tuần nên cho cây đi tắm nắng khoảng 6 – 10 tiếng.
Đây là một giống cây được trồng trong gáo dừa để trang trí (Nguồn: Internet)
Cây sinh trưởng và phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 18 – 32 độ C, đặc biệt cây chịu lạnh rất tốt có thể xuống đến 2 độ C. Bạn có thể trồng ở ngoài trời hay trong nhà tùy thích, nhưng nếu trồng ngoài trời bạn có thể để cây dưới những cây to có bóng mát lớn.
Chọn đất trồng và kĩ thuật trồng
Cây Dây Nhện không kén đất, có thể phát triển trên bất cứ loại đất nào. Hoặc bạn cũng có thể trồng dưới nước, treo trong chậu để có thể ngắm nhìn bộ rễ trắng muốt của cây Dây Nhện
Kĩ thuật trồng cây cũng rất đơn giản, đầu tiên là chọn bình, không nên chọn bình có thành bình quá cao, bình có lỗ đáy cũng có thể sử dụng, hoặc tùy theo sở thích của mọi người. Thúc rễ, chọn cây có rễ khí sinh và đã ra mầm khoảng 1 – 2 cm, cố định gốc bằng nylong hoặc miếng xốp đặt vào cốc. Bạn cũng có thể cắm trực tiếp vào bình dưỡng chất để chúng tự phát triển.
Cây sinh sôi và phát triển rất tốt ttrong mọi điều kiện (Nguồn: Internet)
Thời kì đầu bạn nên chăm sóc và bổ sung dưỡng chất thường xuyên, nên pha loãng dưỡng chất trước khi tưới. Vào những ngày khí hậu mát mẻ thì lại càng cần bổ sung dưỡng chất nhiều hơn.
Những lưu ý khi trồng cây Dây Nhện
Vì đây là loài cây trữ nước rất tốt ở phần rễ nên khi tưới bạn cũng thể phun lên lá chứ không nhất thiết phải tưới vào rễ cây. Nếu trồng trên đất bạn nên chăm chỉ bón phân cho cây để cây không bị vàng, héo úa, khô già. Vào mùa cây phát triển thì nên bón phân nước 2 tuần một lần, nếu cây đang trong thời kì ra hoa bạn còn nên bón cho cây một ít đạm.
Cây được trồng trong môi trường nước (Nguồn: Internet)
Nếu nhiệt độ môi trường ngoài trời giảm xuống khoảng 4 độ C bạn nên ngừng bón phân và tưới nước. Để phòng chống sâu bệnh cho cây hoặc là bệnh thối rễ bạn nên để cây ở những chỗ thoáng mát và không cần tưới nước quá nhiều để cây tránh bệnh và không bị vàng lá.
Cách chăm sóc cây dây nhện
Khi mới trồng thì lượng nước có thể là ngập rễ cây, nhưng sau một thời gian bạn nên cho khoảng 2/3 rễ để cây sinh trưởng tốt nhất. Cứ 7 ngày bạn thêm nước một lần, 30 - 60 ngày thêm dưỡng chất một lần nồng độ pH = 6 - 7. Cây tiêu hao dưỡng chất nhiều nên bạn cần chú ý một chút để kịp thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Cây cỏ Lan Chi ra hoa tuyệt sắc (Nguồn: Internet)
Nếu trồng tại văn phòng hoặc trưng bày trong phòng khách, mỗi ngày bạn mang cây ra chỗ có ánh nắng nhẹ để tắm nắng từ 30 - 60 phút, sau đó lại để cây vào vị trí cũ. Thực hiện đầy đủ các bước thay nước và tưới dưỡng chất là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Trên đây là tất cả cách thức trồng và chăm sóc cây Dây Nhện đúng kĩ thuật. Bạn chỉ cần làm theo và thường xuyên chăm sóc là có thể có được một chậu cây lá xanh tươi đem lại phúc khí và những điều may mắn đến trong cuộc sống của bạn.