Phát huy vai trò tuổi trẻ của sinh viên ngành y trong công tác phòng chống dịch

(VOH) - Nhìn lại thực tế đợt dịch lần thứ 4 cao điểm vừa qua, rõ ràng, sự huy động hỗ trợ lực lượng y tế có ý nghĩa và giá trị thực tiễn vô vàn.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội trong năm 2021 cũng như trải dài qua các đợt dịch, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM đã có những nỗ lực với vị trí vai trò đặc thù của mình, góp phần cùng ngành y tế nói riêng và TP nói chung trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp. Ảnh: thanhuytphcm

Phát huy vai trò tuổi trẻ của sinh viên ngành y trong công tác phòng chống dịch, hung đúc tinh thần của các bạn sinh viên y khoa nhất là sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp ra trường… là những việc mà Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quán triệt sâu sắc. Bởi vì nhìn lại thực tế đợt dịch lần thứ 4 cao điểm vừa qua, rõ ràng, sự huy động hỗ trợ lực lượng y tế có ý nghĩa và giá trị thực tiễn vô vàn. Phóng viên VOH cuộc phỏng vấn của với Phó Giáo sư.Tiến sĩ. Bác sĩ  Nguyễn Thanh Hiệp – Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM

Phát huy vai trò tuổi trẻ của sinh viên ngành y trong công tác phòng chống dịch 2

Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch được tập huấn lấy mẫu xét nghiệm tại HCDC - Ảnh: TTO

*VOH: Xin chào phó giáo sư, thưa ông trong năm với đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến TPHCM. Vai trò của nhà trường đã phối hợp với ngành y tế như thế nào trong việc phòng chống dịch Covid-19, nhân đây phó giáo sư có thể chia sẻ?

Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hiệp: Trong đợt dịch vừa qua trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với đội ngũ giảng viên, sinh viên, với trách nhiệm thầy thuốc và thầy giáo đồng hành cùng ngành y tế cũng như chính quyền TPHCM, hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống dịch. Hoạt động phòng chống dịch của nhà trường tập trung theo hướng cộng đồng, tức là cụ thể hỗ trợ các trường hợp F0 tại nhà, tại khu cách ly tập trung. Trường cũng có giảng viên hỗ trợ cho công tác điều trị tầng 2, tầng 3. Qua đợt phòng chống dịch vừa rồi chúng ta thấy rằng lực lượng y tế cơ sở rất mỏng, không đáp ứng được nhu cầu người dân địa phương phải có lực lượng chi viện nơi khác đến.

Để đáp ứng được nhu cầu này trong thời gian tới, nhà trường chuyển hướng tất cả các giảng viên, sinh viên trước đây tham gia với tinh thần tự nguyện thì nhà trường huy động toàn lực lượng này lồng ghép trong chương trình hoạt động đào tạo của nhà trường, đồng hành cùng ngành y tế trong vừa triển khai công tác đào tạo vừa tham gia phòng chống dịch.Như vậy không phải chỉ có như trước đây chỉ có tình nguyện viên, mà các giảng viên và sinh viên cùng học thực tế, cùng đồng hành cùng ngành y tế trong đào tạo và phòng chống dịch.

*VOH: Thưa phó giáo sư, từ thực tế khi đương đầu với đại dịch vừa qua có thể nói y tế cơ sở cần phải được đầu tư nâng chất. Là người gắn bó rất nhiều với y tế cơ sở, nhìn một cách tổng quan, chúng ta có những giải pháp đồng bộ nào trong thời gian tới để y tế cơ sở phát triển vững mạnh, là một trụ vững chắc?

Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hiệp: Trên thực tế chứng minh và qua đại dịch còn chứng minh hơn nữa câu chuyện tăng cường mạnh mẽ hơn nữa cho y tế cơ sở, giải pháp theo thế kiềng 3 chân. Thứ nhất là liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực cho y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu địa phương theo chuẩn năng lực quốc gia và theo hướng hội nhập và phải phân bổ lực lượng này về cơ sở. Sắp tới đây theo kiến nghị của Sở Y tế sẽ phân bổ các bác sĩ ra trường về tuyến y tế cơ sở để tăng cường lực lượng tại đây.

Chân thứ hai là liên quan đến các chính sách, chính sách thu hút bác sĩ về y tế cơ sở cũng như các chính sách thu hút việc đầu tư phát triển y tế cơ sở trong đó vai trò bác sĩ gia đình là nồng cốt kết nối với nguồn lực y tế địa phương để có thể theo dõi sát các trường hợp F0 cũng như các bệnh của người dân trên địa bàn và là điểm sàng lọc chuyển bệnh sớm, kịp thời lên tầng trên.

Chân thứ ba của kiềng ba chân là bảo hiểm y tế cũng phải đồng hành chi trả, thanh toán đăng ký tại y tế cơ sở làm sao cung ứng thuốc men đầy đủ cho người dân tại cộng đồng để người dân không phải lên tuyến trên chỉ vì tuyến dưới không có đầy đủ thuốc hay vật tư y tế cần thiết.

*VOH: Với vai trò người đứng đầu trường đào tạo nhân lực y tế dành cho Thành phố Hồ Chí Minh, phó giáo sư có hiến kế như thế nào trong thời gian vừa qua được biết có nghe ý kiến chia sẻ từ phó giáo sư về vấn đề thực hành trong chương trình đào tạo, cụ thể sinh viên về y tế cơ sở thực hành 18 tháng cũng sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề thay vì lúc trước thì chỉ thực hành tại các bệnh viện?

Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hiệp: Theo Luật khám chữa bệnh hiện tại bác sĩ mới ra trường phải có thời gian thực hành tại cơ sở có giường bệnh để có thể xác nhận cấp chứng chỉ hành nghề  theo quy định. Đó là thời gian cần thiết xác nhận thời gian thực hành, tuy nhiên nếu mình muốn tăng cường y tế cơ sở có những trung tâm y tế không giường bệnh tại đây cụ thể là trạm y tế. Nếu như các em về các đơn vị này thì có khoảng trống về mặt điều kiện pháp lý để cấp thời gian thực hành, dù ở đây các em vẫn trực tiếp thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân, nhưng cơ sở của mình không có giường bệnh nên khó cho các đơn vị trong việc cấp chứng chỉ thực hành này.

Do vậy, Thành phố xin kiến nghị Bộ thí điểm triển khai mô hình bác sĩ  tăng cường y tế cơ sở tại các cơ sở không có giường bệnh cũng là trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân cũng được xác nhận thời gian thực hành. Đây là nhu cầu thực tiễn đòi hỏi mình phải linh động điều chỉnh pháp lý phù hợp theo hướng tạo điều kiện cho bác sĩ mới ra trường làm việc tại y tế cơ sở .

*VOH: Thưa phó giáo sư, ở vai trò quản lý, thời gian vừa qua khi dịch bùng phát có những giai đoạn rất căng thẳng, làm sao mình khơi dậy tinh thần xông pha của các em sinh viên như thế nào?

Phó Giáo sư.Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hiệp: Đại dịch Covid-19 bùng phát là một thực tiễn qua đó cho các em thấy vai trò người thầy thuốc đối với sức khỏe người dân.Để làm được việc đó nhà trường phát động phong trào tình nguyện mà giảng viên là tiên phong sau đó các em định hướng được đây là trách nhiệm của người thầy thuốc trong tương lai phải trải nghiệm thực tiễn này để từ thực tiễn này các em trưởng thành. Đây là bài học thực tiễn vô cùng quý giá qua đó thể hiện tinh thần xung kích, đạo đức, trách nhiệm người thầy thuốc trong tương lai.Những em tình nguyện tham gia xung kích nhà trường đánh giá rất cao ý thức, y đức và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của các em với xã hội và người dân. Điều này rất là quý!

*VOH: Xin cảm ơn Phó Giáo sư!