8 thói quen xấu khiến da đầu có mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’

(VOH) – Đôi khi, vấn đề da đầu có mùi hôi khiến bạn khó chịu, ngại ngùng bấy lâu nay lại bắt nguồn từ những lý do hết sức gần gũi, đơn giản.

Thói quen chăm sóc tóc sai lầm có thể khiến cho da đầu ‘bốc’ mùi hôi khó chịu. Vì vậy, bạn nhớ để ý xem mình có vô tình mắc phải một trong những lỗi phổ biến này hay không.

1. Không chải tóc trước khi gội đầu

Gội đầu đúng cách chính là “chìa khóa” giúp bạn chăm sóc tóc hiệu quả ngay từ đầu. Vì vậy, khi gặp phải bất cứ vấn đề nào, chúng ta cũng nên xem xét lại thói quen làm sạch tóc của mình.

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 1

Đa số mọi người đều nghĩ rằng, chỉ cần làm ướt tóc là có thể bắt tay vào việc gội đầu. Tuy nhiên, theo chuyên gia, chải tóc trước khi gội đầu là bước cần thiết vì nhờ đó mà chúng ta có thể loại bỏ bớt bụi bẩn, gỡ rối đồng thời giúp tóc và da đầu sạch hơn, tránh được tình trạng xơ rối, gãy rụng.

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 2

Để tăng cường hiệu quả làm sạch cũng như nuôi dưỡng tóc của dầu gộidầu xả, bạn nên dùng nước ấm xả tóc khoảng 1 – 2 phút rồi massage nhẹ da đầu. Bằng cách này, lớp dầu thừa, bụi bẩn phía ngoài sẽ được loại bỏ bớt từ đó tạo điều kiện cho bước gội đầu tiếp theo. Khi nguyên nhân gây mùi được xử lý tốt thì hiển nhiên tình trạng da đầu có mùi cũng được cải thiện và giảm thiểu dần.

Xem thêm: Muốn tóc khỏe đẹp, suôn mượt, bồng bềnh ‘bất chấp’ thì chị em nhớ chọn đúng lược chải tóc

2. Đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu

Đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu là một sai lầm lớn vì chúng vừa khiến sản phẩm không được phân bổ đều vừa dễ khiến da đầu bị tổn thương, kích ứng. Tình trạng mất cân bằng và nhạy cảm này sẽ dẫn tới hoặc làm trầm trọng thêm một loạt vấn đề trong đó có da đầu “bốc” mùi hôi. Với một số trường hợp, thói quen dùng dầu gội trên thậm chí còn làm hóa chất tích tụ trên da đầu ngày càng nhiều, lâu dần gây rụng tóc bất thường.

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 3

Cách sử dụng dầu gội đúng mà bạn nên áp dụng là đổ sản phẩm ra lòng bàn tay, thêm một chút nước để pha loãng và tạo bọt sau đó mới xoa đều lên tóc và ấn nhẹ vào da đầu. Chú ý, không nên dùng móng tay gãi hoặc cào lên da đầu vì nó có thể gây trầy xước.

Xem thêm: Tóc nhanh bết và thường xuyên gãy rụng, phải chăng bạn đang gội đầu sai cách mà không hề hay biết?

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 4

3. Bỏ quên việc làm sạch da đầu

Mặc dù làm sạch da đầu là việc cần thiết để duy trì sự trao đổi chất và vẻ khỏe mạnh cho mái tóc nhưng hầu hết chúng ta đều ít nhất một lần bỏ quên vấn đề này. Cụ thể là khi gội đầu, nhiều người chỉ massage tóc chứ ít khi tập trung massage da đầu, bước chăm sóc cơ bản như tẩy tế bào chết da đầu cũng không được thực hiện thường xuyên, thậm chí là không có trong quy trình chăm sóc tóc.

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 5

Da đầu không chỉ dày hơn da mặt mà còn có xu hướng tiết dầu nhiều hơn. Do đó, nếu bạn không vệ sinh cẩn thận thì sẽ rất dễ khiến nang tóc bị tắc nghẽn hoặc sinh ra mùi hôi khó chịu. Bước gội đầu chỉ thực sự hiệu quả khi bã nhờn, cặn bẩn, tạp chất… gây mùi trên cả tóc lẫn da đầu được “quét” sạch hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta nhất định phải chú ý chăm sóc da đầu nhiều hơn nếu muốn ngăn ngừa hoặc cải thiện vấn đề này.

Xem thêm: Tẩy tế bào chết da đầu – bước chăm sóc giúp tóc dày mượt tự nhiên, mọc nhanh ‘thần tốc’

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 6

4. Gội đầu quá nhiều

Tương tự như tóc dầu, tình trạng da đầu có mùi của bạn cũng có thể xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng vì thói quen gội đầu quá thường xuyên. Nguyên nhân là bởi việc làm sạch liên tục sẽ khiến da đầu bị khô và kích thích bã nhờn tiết mạnh, vi khuẩn phát triển nhiều. Khi đó, vấn đề chẳng những không được cải thiện mà mùi hôi còn có xu hướng trở nên khó chịu hơn. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên làm sạch tóc với tần suất phù hợp đồng thời chọn những loại dầu gội ít gây kích ứng để tránh bị khô.

Xem thêm: Gội đầu đúng cách cho từng loại tóc: chuyện tưởng dễ nhưng không phải ai cũng rõ

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 7

5. Không sấy khô tóc trước khi đi ngủ

Nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động từ đó khiến da đầu có mùi hôi khó chịu. Vì vậy, nếu bạn có thói quen ủ tóc ướt bằng khăn trong thời gian dài, không sấy khô tóc hoặc để tóc ẩm, tóc ướt đi ngủ thì hãy sửa đổi ngay lập tức. Ngoài ra, hãy nhớ thêm rằng, ngay cả khi chúng ta sấy tóc cẩn thận thì cũng khó có thể đảm bảo da đầu và tóc đã khô hoàn toàn. Do đó, nếu có thể, bạn nên hạn chế gội đầu vào buổi tối hoặc gội đầu trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng để độ ẩm phân tán hoàn toàn đồng thời tránh tình trạng tóc bị rỗi, gãy rụng.

Xem thêm: Tuyệt chiêu sấy tóc ‘chuẩn salon’ đảm bảo vào nếp nhanh gọn, dày mượt tự nhiên lại không bị khô rối, hư tổn

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 8

6. Thức khuya

Thiếu ngủ cũng là “thủ phạm” khiến da đầu của bạn trở nên nặng mùi. Vì ban đêm không chỉ là thời gian sửa chữa, thúc đẩy sự phát triển của tóc mà còn là thời điểm mà da đầu đào thải các tế bào già cỗi. Nếu quá trình này bị gián đoạn hoặc bỏ lỡ do thói quen thức khuya thì chắc chắn cả da đầu lẫn tóc đều bị ảnh hưởng, một trong những vấn đề dễ gặp nhất chính là tình trạng “bốc mùi” khó chịu và rụng tóc. 

Xem thêm: Khắc phục tình trạng rụng tóc từ những thói quen hàng ngày

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 9

7. Ăn quá nhiều đạm động vật và đồ chiên rán

Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làn da và thậm chí là cả mái tóc của bạn. Với các trường hợp muốn cải thiện tình trạng da đầu có mùi hôi, đạm động vật và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ chính là những thứ cần phải hạn chế. Thay vào đó, chúng ta nên ăn nhiều rau xanh và trái cây vì nó có khả năng giảm bớt mùi khó chịu.

Xem thêm: Nên và không nên ăn gì để cơ thể luôn thơm mát trong mùa hè?

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 10

8. Căng thẳng

Căng thẳng sẽ khiến chất nhờn trên da đầu tiết nhiều hơn và tạo ra một lượng lớn oxy hoạt tính. Sự kết hợp giữa oxy hoạt tính và lipid trong cơ thể sẽ tạo ra lipid peroxide – chất gây mùi cơ thể và da đầu. Do đó, để ngăn ngừa hoặc cải thiện vấn đề da đầu “bốc mùi” hôi, ngoài việc chú ý vệ sinh và chăm sóc da đầu thì bạn cũng cần phải học cách thư giãn, xả stress mỗi ngày.

Xem thêm: 6 dấu hiệu cho thấy stress đang ‘tàn phá’ ngoại hình của bạn

8 thói quen xấu khiến da đầu bốc mùi hôi mà bạn cần ‘dè chừng’ 11

Da đầu có mùi hôi chắc chắn là vấn đề mà không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng xuất hiện thì nhớ “check” nhanh 8 gạch đầu dòng ở trên để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguồn ảnh: Internet