Xuất xứ từ Hàn Quốc – quốc gia luôn đi đầu trong việc tạo ra các xu hướng chăm sóc da và trang điểm – mặt nạ sủi bọt là một trong những item “hot hit” được nhiều tín đồ làm đẹp ưa chuộng. Vậy mặt nạ sủi bọt là gì? Chúng có điểm gì khác biệt so với các mặt nạ thông thường?
1. Mặt nạ sủi bọt là gì?
Mặt nạ sủi bọt hay thường gọi là bubble face mask là loại mặt nạ có chứa thành phần hoạt chất (chủ yếu là carbon than hoạt tính) khi tiếp xúc với da sẽ tạo nên hiện tượng sủi bọt. Cơ chế hoạt động của mặt nạ sủi bọt là càng để sản phẩm lâu trên khuôn mặt thì bọt sẽ càng nổi lên nhiều. Hiện tượng sủi bọt khí đó là do quá trình giải phóng oxy dưới da, nhờ vậy lỗ chân lông sẽ được thông thoáng, độc tố được đào thải ra ngoài thông qua bọt khí sủi lên trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: ‘Thu phục’ lỗ chân lông to nhờ 9 công thức mặt nạ vừa đơn giản lại vừa ‘rẻ bèo’
2. Có mấy loại mặt nạ sủi bọt?
2.1 Mặt nạ sủi bọt dạng giấy
Giống như các loại sheet mask (mặt nạ giấy) thông thường khác, mặt nạ giấy sủi bọt cũng có thiết kế dưới dạng giấy (làm từ cotton, cellulose hoặc bio cellulose) tẩm tinh chất dưỡng da dạng lỏng nhưng có thêm thành phần carbon than hoạt tính. Khi sử dụng chỉ cần dùng ngón tay kéo và điều chỉnh cho mặt nạ dàn trải đều khắp khuôn mặt để dưỡng chất thấm sâu vào da. Để mặt nạ trên mặt khoảng 20 phút sau đó kéo mặt nạ ra khỏi bề mặt da, rửa lại với nước sạch rồi tiếp tục các bước skincare tiếp theo.
Mặt nạ sủi bọt dạng giấy cũng được đóng gói theo từng miếng khá tiện lợi và gọn nhẹ nên ngoài việc sử dụng tại nhà bạn còn có thể thoải mái đem chúng đi du lịch mà không sợ “chiếm chỗ”. Điểm khác biệt của mặt nạ giấy sủi bọt là có một số ít loại khi đắp lên da sẽ không có hiện tượng sủi bọt như mặt nạ sủi bọt dạng rửa.
2.2 Mặt nạ sủi bọt dạng rửa
Mặt nạ sủi bọt dạng rửa thường có texture gel hoặc kem đắp trực tiếp lên da. Gel/ kem sẽ thẩm thấu trực tiếp vào da và tạo ra hiện tượng sủi bọt sau khi đắp khoảng 5 phút. Lúc này, chúng ta tiếp tục để mặt nạ trên mặt khoảng 5 phút nữa rồi nhẹ nhàng massage sau đó tiến hành rửa lại với nước sạch và tiếp tục các bước dưỡng da thông thường.
Mặt nạ sủi bọt dạng rửa được đóng gói theo hũ, tuýp hoặc từng miếng nhỏ giúp người dùng tiết kiệm trong quá trình sử dụng và được xem là thân thiện với môi trường hơn mặt nạ giấy sủi bọt.
3. Những lưu ý khi sử dụng mặt nạ sủi bọt
3.1 Làm sạch da thật kỹ trước khi sử dụng mặt nạ sủi bọt
Làm sạch da là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình skincare. 60% các dưỡng chất trong các sản phẩm tiếp theo sẽ không thể thẩm thấu và hấp thu tốt nếu chúng ta bỏ qua bước làm sạch và apply sản phẩm trên một nền da “dơ”. Sau một ngày làm việc, tiếp xúc với vô số tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, các chất bẩn, môi trường ô nhiễm, tia UV… cùng với sự tiết bã nhờn, làn da của bạn thường bị xỉn màu, bám đầy bụi bẩn, tạp chất... Khi đó làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt (double cleansing) sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, da mặt sạch sẽ để hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Xem thêm: Đây mới là cách rửa mặt đúng để da sạch mịn và sáng khỏe
3.2 Không lạm dụng mặt nạ sủi bọt
Mặt nạ sủi bọt hay bất kì loại mặt nạ nào khác cũng không nên được sử dụng quá 3 lần mỗi tuần. Sử dụng mặt nạ sủi bọt mỗi ngày sẽ khiến da của bạn “bội thực”, khô hay thậm chí là bị kích ứng. Do đó, tần suất bổ sung mặt nạ sủi bọt vào quy trình chăm sóc da lý tưởng nhất sẽ là từ 2 - 3 lần/ tuần.
3.3 Dưỡng ẩm sau khi sử dụng mặt nạ sủi bọt
Khác với mặt nạ giấy thông thường, mặt nạ sủi bọt có công dụng chính là làm sạch, hỗ trợ đào thải độc tố, cặn bẩn ra khỏi da và không chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm, cấp nước. Vì thế sau khi sử dụng chúng, bạn cần chú ý cấp nước và dưỡng ẩm đầy đủ để đảm bảo làn da không bị khô căng.
Xem thêm: Cách tìm sản phẩm kem dưỡng ẩm ‘chân ái’ cho từng loại da
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn sở hữu những thông tin bổ ích xung quanh mặt nạ sủi bọt và những lưu ý trong quá trình sử dụng để có được lựa chọn sáng suốt hơn giữa vô vàn các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường hiện nay.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn: Methode Physiodermie Việt Nam
Xem thêm: