Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, nấm là thực phẩm rất bổ dưỡng và thơm ngon trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhiều loại nấm khác nhau như nấm kim châm, nấm sò vua hay còn gọi là nấm đùi gà hoặc nấm bào ngư, nấm sồi trắng, nấm sồi nâu và nấm bạch tuyết hay còn được gọi là nấm hải sản… đều có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bổ sung thêm nấm vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Cần chú ý tắc nghẽn động mạch
Dương Trí Văn, bác sĩ Gia đình và chuyên gia Giảm cân có nhiều kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ rằng, trước đây bác sĩ đã điều trị cho một bệnh nhân nam 35 tuổi, cao 165 cm, nặng 80 kg, huyết áp của bệnh nhân cao tới 160 mmHg, chất béo trung tính là từ 5 đến 600 mg/DL, cao hơn chỉ số bình thường đến 4 lần.
Ngoài ra, cholesterol mật độ thấp cũng cao tới 190 mg/DL và huyết sắc tố glycated (là 1 chỉ số quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh đái tháo đường) thậm chí là 8,5% (chỉ số bình thường phải là 4,0 đến 5,6%).
Bệnh nhân có những cơn đau ở bắp chân ngày càng đau hơn khi đi lại, hơi giống như bị chuột rút nhưng sẽ thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi.
Bác sĩ Dương Trí Văn cho biết, sau khi nghe lời kể của bệnh nhân, bác sĩ cảm thấy có điều gì đó không ổn, kiểm tra thấy bệnh nhân có chỉ số huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao, cũng như các chỉ số khác của bệnh nhân này rất xấu, do đó bác sĩ tiếp tục kiểm tra động mạch mu bàn chân của bệnh nhân và thấy mạch rất yếu và nhiệt độ da tương đối thấp, nên bác sĩ chuyển bệnh nhân này đến bác sĩ phẫu thuật tim để thăm khám.
Tại đây, người ta phát hiện động mạch chi dưới của bệnh nhân này đã bị tắc nghẽn. May mắn thay, bệnh nhân đã được đặt stent nội mạch để điều trị. Nếu không, bị tắc nghẽn lâu dài và thiếu oxy có thể dẫn đến bệnh nhân sẽ phải cắt cụt chi.
Ăn nấm giúp hạ đường huyết, cholesterol, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Bác sĩ Dương Trí Văn thẳng thắn cho biết, bệnh nhân này thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tình trạng tắc nghẽn ở động mạch ở chi dưới rất may đã được điều trị kịp thời và bệnh nhân ấy đã ổn.
Thực sự bệnh nhân nên kiểm soát lượng đường trong máu của mình, vì lượng đường trong máu cao sẽ khiến nội mô mạch máu không khỏe mạnh. Nếu lần sau tắc nghẽn ở não, sợ rằng bệnh nhân sẽ bị đột quỵ.
Vì vậy, ngoài việc giúp bệnh nhân điều chỉnh thuốc điều trị đường huyết, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân tăng cường tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống và đặc biệt bổ sung các loại nấm vào chế độ ăn uống hàng ngày.
3 tháng sau, bác sĩ kiểm tra thấy lượng đường trong máu của bệnh nhân ấy đã ổn định ở mức khoảng 120mg/DL sau bữa ăn 2 giờ, cân nặng của bệnh nhân giảm khoảng 10 kg, nồng độ glycated hemoglobin cũng giảm xuống còn 6,0%.
Lợi ích chính của việc bổ sung nấm vào chế độ ăn hàng ngày
1. Ổn định lượng đường trong máu và bảo vệ nội mô mạch máu
Chất xơ trong nấm có thể làm giảm hiệu quả sự biến động mạnh của lượng đường trong máu, giúp ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ nội mô mạch máu và giảm tổn thương mạch máu do lượng đường trong máu quá cao ở bệnh nhân tiểu đường.
2. Giảm cholesterol
Chất xơ trong nấm có thể kết hợp với axit mật và sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
3. Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Các loại nấm như nấm mèo hay còn gọi làmộc nhĩ đen cũng thuộc họ nấm và được mệnh danh là “kẻ nhặt rác cho mạch máu”. Chúng chứa các thành phần chống huyết khối tự nhiên, có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu quá mức, giúp máu lưu thông thuận lợi và tốt hơn, giảm tình trạng “ùn tắc giao thông” trong mạch máu, giúp tăng cường ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ăn gì để ổn định đường huyết?
Bác sĩ Dương Trí Văn nhấn mạnh rằng, các loại nấm không chỉ có tác dụng chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ mà quan trọng nhất là chúng có thể giúp “ổn định lượng đường trong máu”.
Bên cạnh đó, bác sĩ Dương Trí Văn có nhắc nhở rằng mọi người phải tránh những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu hoặc chiên xào… vì những thực phẩm này có thể khiến lượng đường trong máu dao động mạnh.
Sức khỏe tốt không thể nào đạt được trong một sớm một chiều, mà chỉ có thể đạt được bằng cách duy trì lượng đường trong máu ổn định và lối sống lành mạnh, giúp mạch máu được thông suốt lâu dài, khi đó mọi người mới có được sức khỏe tốt.