Chờ...

Liệu rằng ăn bưởi nhiều có tốt không?

(VOH) – Bưởi là loại trái cây được thu hoạch chủ yếu vào cuối năm, đây là mùa ‘cháy hàng’ vì các chị em tranh thủ mua nhiều để cả nhà thưởng thức. Tuy nhiên, liệu rằng ăn bưởi nhiều có tốt không?

Bưởi được biết đến như một loại trái cây có tính hàn, được mệnh danh là “trái cây hộp” của thiên nhiên vì có lớp vỏ dày bao trọn, giúp duy trì chất lượng của những múi bưởi bên trong. Có hương vị đặc trưng, thanh mát nên bưởi trở thành thức quả yêu thích của rất nhiều người. 

1. Ăn bưởi nhiều có tốt không?

Với hàm lượng cao vitamin C và nước, trái bưởi vẫn luôn là lựa chọn “tuyệt đỉnh” khi thời tiết chuyển hanh khô. Tình trạng “háo nước” thường xuyên xuất hiện sẽ khiến bạn muốn ăn mãi những múi bưởi căng mọng, chua chua thanh thanh. 

Dù ăn bưởi đem đến cảm giác ngon miệng nhưng ăn bưởi nhiều và liên tục là thói quen KHÔNG tốt cho sức khỏe. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 3-5 múi bưởi hoặc uống khoảng 300-500ml nước ép bưởi. Đặc biệt, không sử dụng khi bụng còn đói, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút. 

lieu-rang-an-buoi-nhieu-co-tot-khong-voh-0
Không nên ăn bưởi khi bụng còn đói (Nguồn: Internet) 

2. Tác hại của bưởi khi ăn nhiều

Nếu cứ “mải mê” ăn bưởi mà quên cân bằng lượng thực phẩm khác trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nguy cơ cao phải đối mặt với những tác dụng phụ dưới đây. 

2.1 Gây tiêu chảy 

91% thành phần của trái bưởi là nước, do đó nếu hệ tiêu hóa của bạn đang “trục trặc” thì nên tạm ngưng ăn bưởi. Tình trạng tiêu chảy có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn ăn quá nhiều bưởi vì tích trữ nhiều nước trong ruột. 

Xem thêm: Ăn gì khi bị tiêu chảy? 7 loại thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề trên

2.2 Tăng axit trong dạ dày

Dù trong bưởi có chứa hàm lượng lớn chất xơ kích thích tiêu hóa nhưng việc ăn nhiều bưởi sẽ làm tăng cao nồng độ axit nitric trong dạ dày, gây nên chứng ợ chua và nguy cơ dẫn tới viêm loét dạ dày. 

2.3 Hạ nhiệt cơ thể quá mức

Là loại trái cây có tính hàn nên có thể sử dụng bưởi để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, tiếp nạp bưởi liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn tới hạ nhiệt quá mức, gây chóng mặt, đau đầu và ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. 

Xem thêm: Nhận diện 9 thủ phạm gây hoa mắt chóng mặt cùng chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe

2.4 Giảm tác dụng của thuốc 

lieu-rang-an-buoi-nhieu-co-tot-khong-voh-1
Bưởi có thể "giã thuốc" nên đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì nên hạn chế ăn (Nguồn: Internet) 

Khi đang sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh lý, đặc biệt là cao huyết áp thì không nên sử dụng bưởi vì loại trái cây này có tính “giã thuốc”. Enzym furanocoumarins trong bưởi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, gây nên những biến chứng nguy hiểm. 

2.5 Rối loạn nhịp tim 

Bưởi cũng biết đến như một nguồn bổ sung khoáng chất kali dồi dào, chính vì lý do đó nên hàm lượng kali trong máu có thể tăng cao khi ăn bưởi nhiều, tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, với bệnh nhân đang điều trị suy thận, cần cân nhắc khi ăn bưởi để kiểm soát tốt bệnh. 

Có thể thấy rằng ăn bưởi vốn rất tốt cho sức khỏe nhưng để tránh gặp phải những tác dụng phụ thì không nên ăn bưởi mất kiểm soát chỉ vì “vui miệng” nhé.