Nhân sâm có công dụng như thế nào đối với sức khoẻ?

VOH - Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).

Nhân sâm là dược liệu bổ dưỡng rất quen thuộc từ xa xưa đến hiện đại, dù ở phương Đông hay phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, nhân sâm đều được các chủng tộc khác nhau trên thế giới yêu thích, thậm chí nó còn chiếm tới 20% doanh số bán hàng trên thị trường dược thảo Mỹ.

Các bác sĩ ở một số nước Âu Mỹ cũng dùng nhân sâm và các chế phẩm của nó làm thuốc kê đơn.

Điều gì khiến nhân sâm lại được nhiều người biết đến công dụng của nó như vậy? Thành phần “ginsenoside” chứa trong nhân sâm có nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe và sinh lý. 

Nhân sâm có công dụng như thế nào đối với sức khoẻ? 1
Nhân sâm là một trong những dược liệu quý được các chủng tộc khác nhau trên thế giới biết đến - Ảnh: TVBS

Có nhiều loại ginsenoside khác nhau tùy thuộc vào nơi xuất xứ và phương pháp chế biến

Gao Shaoting, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, các loại ginsenosides khác nhau tùy theo nơi sản xuất và phương pháp chế biến!

Ginsenoside là hoạt chất “độc đáo” có trong nhân sâm, thuộc hợp chất sterol, chủ yếu được chia thành hai loại dammarane và loại oleanane, loại dammarane vượt trội hơn loại oleanane về số lượng và tính đa dạng.

Sterols là một trong những thành phần hóa học có hoạt tính sinh học tương đối cao. Nó có công dụng về cải thiện lipid máu, giảm lượng cholesterol trong máu, xơ cứng động mạch…

Hiện có hơn 40 loại ginsenoside được biết đến, riêng nhân sâm Hàn Quốc đã chứa hơn 34 loại ginsenoside, mỗi loại ginsenoside đều có hoạt tính sinh học và giá trị dược liệu độc đáo, phong phú và khác nhau.

Phương pháp chế biến nhân sâm cũng quyết định hàm lượng hoạt chất chứa trong đó, nhân sâm tươi chưa qua chế biến thường được gọi là “nhân sâm nước”, giá trị dược liệu chưa cao, không bằng nhân sâm đã qua chế biến.

“Nhân sâm trắng” có thể thu được bằng cách gọt vỏ và phơi khô nhân sâm tươi.

Còn “hồng sâm” (hay gọi là nhân sâm đỏ) có thể thu được bằng cách hấp nhân sâm tươi cả vỏ rồi sấy khô.

Nếu “hồng sâm” được hấp rồi sấy khô lặp đi lặp lại 9 lần như vậy cùng với nhiều thành phần thảo dược khác sẽ thu được “hắc sâm” (hay còn gọi là nhân sâm đen).

Trải qua nhiều lần hấp sấy giúp hàm lượng ginsenoside tăng lên rất nhiều so với nhân sâm tươi. 

Chuyên gia Gao Shaoting cho biết, nhân sâm được sản xuất ở những nơi xuất xứ khác nhau sẽ có “giá trị dược liệu” khác nhau trên thị trường thuốc đông y, chẳng hạn như nhân sâm Mỹ (sâm Mỹ) có tính mát, nhân sâm châu Á tính ấm, nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm châu Á, nhân sâm Triều Tiên, nhân sâm Phương Đông, nhân sâm Shizhu đều là các loại nhân sâm tốt.

Trong khi đó, Đẳng sâm (Đảng sâm) có các hoạt chất thua xa so với các hoạt chất của các loại nhân sâm nói trên.

Công dụng chính của nhân sâm

Chuyên gia Gao Shaoting cho biết, tùy theo các loại ginsenoside trong nhân sâm khác nhau mà công dụng của chúng được ghi lại trong tài liệu như sau:

Cải thiện khả năng bảo vệ

Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, ginsenoside có thể giúp điều chỉnh các tế bào miễn dịch và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiêu quả.

Giảm mệt mỏi

Các ginsenoside có tác dụng tốt hơn trong việc giảm mệt mỏi cơ thể và căng thẳng tinh thần.

Bảo vệ gan

Khả năng giải độc bình thường của ginsenoside có thể cải thiện khả năng trao đổi chất của gan và thúc đẩy khả năng giải độc của gan, từ đó có thể bảo vệ gan.

Ổn định điều chỉnh lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol

Ginsenoside có thể cải thiện toàn diện khả năng trao đổi chất của gan, do đó có thể thúc đẩy khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và chuyển hóa glycogen của gan, cũng như được ghi nhận trong tài liệu về việc kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol.

Bảo vệ DNA di truyền

Ginsenoside còn bảo vệ DNA di truyền, có khả năng ức chế sự di căn của tế bào ung thư và có tác dụng chống ung thư.

Những ai cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Chuyên gia dinh dưỡng Gao Shaoting cho biết thêm, mỗi loại ginsenoside đều có công dụng khác nhau, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi mua và dùng nhân sâm để tránh tác dụng ngược!

Ngoài ra, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có chức năng thận kém, bệnh nhân đang dùng thuốc đặc trị và bệnh nhân mắc bệnh tự miễn cũng nên chú ý hơn trước khi dùng các loại nhân sâm.