Nước dừa có lợi ích gì đối với sức khỏe? Ai không nên uống nước dừa? Về các vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những hiểu biết chuyên môn về nước dừa và hướng dẫn mọi người cách nhận biết chất lượng của nước dừa và lưu ý nhóm người nào cần hạn chế uống nước dừa.
Nước dừa và cùi dừa rất giàu chất dinh dưỡng
Hạ Tử Văn, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) giải thích rằng, nước dừa có hàm lượng calo thấp, chỉ 18 calo trên 100 gram nước dừa, không chứa nhiều đường nhưng lại chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, kẽm, phốt pho cũng như một lượng nhỏ phức hợp vitamin nhóm B, vitamin C và axit folic…
Nước dừa không chỉ có thể bổ sung chất điện giải và giúp điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể mà còn thích hợp để uống sau khi tập thể dục và vận động nhiều.
Cùi dừa hay được gọi cơm dừa còn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa đường, chất béo, protein, phức hợp vitamin B nhóm, vitamin C và các khoáng chất như kali, magie.
Trong đó, dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình (axit lauric) có tác dụng chống vi khuẩn, giàu chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa, tăng cảm giác no, thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón, giúp ruột ruột đào thải các chất có hại.
Nước dừa đổi màu có phải là nước dừa đã bị hư không?
Chuyên gia Hạ Tử Văn cho biết, mọi người có thể nhận biết nước dừa có bị hư hay không thông qua khứu giác và thị giác. Nước dừa tươi sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, màu trong; ngược lại nếu nước dừa có mùi ôi, lên men và đổi màu có màu sẫm, đục thì chứng tỏ nước dừa đó đã bị hư, không còn thích hợp để uống. Ngoài ra, nếu thấy nước dừa có cặn hoặc vón cục thì có nghĩa là nước dừa đã bị hư và biến chất không nên uống.
Về hiện tượng trên mạng nhiều người hay đề cập là nước dừa chuyển sang màu hồng sau khi để trong tủ lạnh, chuyên gia Hạ Tử Văn giải thích hiện tượng này rằng, thực chất đây là nước dừa tươi của giống dừa đỏ quý hiếm.
Nước dừa tươi này có chứa polyphenol oxidase và peroxide oxidase sẽ tạo ra hiện tượng đổi màu vàng, nâu hoặc hồng sau vài giờ chặt dừa. Quá trình oxy hóa các polyphenol trong giống dừa đỏ hoặc các sắc tố tự nhiên giống anthocyanin có trong loại dừa này sẽ làm cho nước dừa của nó có màu hồng sau khi chặt ra và để trong tủ lạnh làm lạnh.
Nước dừa giải khát thanh nhiệt tuyệt vời trong mùa hè
Về nước dừa giải khát thanh nhiệt trong mùa hè, chuyên gia dinh dưỡng Hạ Tử Văn chia sẻ như sau, cách đơn giản nhất là chặt dừa uống trực tiếp nước dừa tươi để giải khát thanh nhiệt, nó sẽ an toàn và rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo cánh nhìn của đông y, nước dừa có tính mát, những người có vấn đề về đường ruột kém có thể dễ bị tiêu chảy nếu uống quá nhiều nước dừa. Vì vậy, những người này nên uống mức độ vừa phải và cũng đừng quá lo lắng việc nó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nhóm người không thích hợp uống nước dừa
Đồng thời, chuyên gia dinh dưỡng Hạ Tử Văn cũng nhắc nhở rằng, nước dừa có hàm lượng kali cao nên nó không phù hợp với những người có chức năng thận kém, chạy thận hoặc những người cần kiểm soát lượng kali nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, nước dừa là một loại thức uống có tác dụng giải khát thanh nhiệt tuyệt vời, nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như khó chịu ở đường ruột, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược dạ dày hay nói cách khác là trào axit dạ dày, đầy hơi…
Nước dừa cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những người có cơ thể hàn, chẳng hạn như không chịu được lạnh, chân tay lạnh…Đặc biệt, đối với phụ nữ mắc phải căn bệnh lạnh tử cung có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, gây đau bụng kinh, vô kinh, thậm chí vô sinh ở mức độ nặng…
Do đó, nước dừa tươi là một loại thức uống có tác dụng giải khát thanh nhiệt tuyệt vời trong mùa hè, nhưng mọi người cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân khi thưởng thức món nước dừa tươi tuyệt vời.