Nếu như trước đây dừa nước vốn chỉ là thức quả ăn “vui miệng”, không đem lại giá trị kinh tế cao thì ngày nay lại được tìm mua, tận dụng để chế biến khá nhiều món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng.
1. Trái dừa nước là gì ?
Dừa nước hay còn được gọi là dừa lá (tên khoa học: Nypa fruticans), thuộc chi Nypa - họ Cau. Tên gọi của loại cây này cũng khá đa dạng và có chút khác biệt ở các quốc gia khác nhau như Attap palm (Singapore), Nipa palm (Philippines) hay Nipah palm (Malaysia).
1.1 Đặc điểm
Ngay từ tên gọi dừa nước đã nói lên phần nào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Khác với dừa cạn, thân cây dừa nước chủ yếu mọc ngầm dưới vùng sình lầy dọc theo các bờ sông hay cửa biển, khu vực có dòng nước chảy chậm và bồi đắp nhiều phù sa. Tuy nhiên, phần lá của dừa nước bẹ phình to, hình lược giống với lá dừa cạn, tán lá có thể vươn dài cao đến 9m.
Hoa dừa nước trổ thành chùm có màu nghệ, sau khi thụ phấn sẽ dần hình thành các trái dừa nước nhỏ ép vào nhau khăng khít, phát triển thành một buồng dừa nước có đường kính khoảng 25cm, hình dáng như một quả cầu gai. Trái dừa nước tương đối nhỏ, có màu nâu sẫm, phần cùi dừa có màu trắng, mềm dẻo và ngọt nước.
1.2 Bộ phận sử dụng
Sau khi thu hái trái dừa nước, ta sẽ chẻ đôi phần vỏ và tận dụng phần cùi dừa bên trong, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu của các món ăn.
Bên cạnh đó, các bộ phận khác của cây dừa nước miền tây cũng có khá nhiều công dụng. Người dân dùng lá dừa nước lợp mái nhà hay đan rổ rá, phần cuống hoa dừa nước được chăm sóc để đem chiết xuất lấy mật dừa nước.
1.3 Phân bố
Dừa nước được tìm thấy nhiều ở khu vực Đông Nam Á và Bắc Úc, phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 32 – 35 độ C. Tại Việt Nam, loại cây này phân bố dày đặc ở vùng cửa sông ven biển, các kênh rạch như biển Cần Giờ, cửa sông Tiền, Hàm Luông hay Vàm Cỏ.
2. Trái dừa nước có tác dụng gì?
Trái dừa nước có kích thước to hơn quả trứng một chút xíu, phần cùi dừa bên trong nhỏ như trái nhót song thức quả này hỗ trợ cải thiện sức khỏe vô cùng hữu hiệu. Dưới đây là một số tác dụng của dừa nước đem lại:
2.1 Cải thiện rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, bao gồm các triệu chứng thường gặp như rối loạn đại tiện, đầy hơi khó tiêu hay ợ nóng. Để sớm cải thiện vấn đề này, người bệnh có thể chủ động bổ sung thêm vitamin C và chất xơ từ trái dừa nước, nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn.
2.2 Tác dụng của dừa nước giúp giải nhiệt cơ thể
Hiện tượng nóng trong người xảy ra do chức năng loại bỏ độc tố của gan suy giảm, gây bức bối, mệt mỏi. Nếu đang tìm kiếm các thực phẩm giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể thì đừng bỏ qua dừa nước. Theo phân tích dinh dưỡng, cùi dừa nước có tính mát, mọng nước, đồng thời cung cấp chất xơ dồi dào nên được khuyến khích sử dụng.
Xem thêm: 11 thói quen xấu gây nóng trong người nhiều người mắc phải mà không hề hay biết
2.3 Cân bằng chất điện giải
Trong cùi dừa nước có chứa khá nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, photpho, clo – thành phần quan trọng trong dịch tế bào. Tiếp nạp đầy đủ các hoạt chất này sẽ góp phần cân bằng chất điện giải, điều hòa nồng độ pH trong máu cũng như ngăn chặn cơ thể bị mất nước.
2.4 Điều hòa huyết áp
Với các trường hợp không bổ sung hợp lý và đủ lượng khoáng chất kali cho cơ thể thì nguy cơ huyết áp biến động, tăng cao rất dễ xảy ra. Khi xây dựng thực đơn giàu kali tự nhiên, bạn hoàn toàn có thể thêm trái dừa nước, từ đây có thể loại bỏ lượng natri dư thừa trong máu và điều hòa huyết áp ổn định.
Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết
2.5 Kiểm soát đường huyết
Người mắc bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng dừa nước, bởi chất xơ cùng các nhóm chất amino acid có trong thức quả này sẽ làm giảm tốc độ hấp thu đường glucose vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
2.6 Ngăn ngừa thiếu máu
Vi chất sắt là một trong những thành phần tham gia vào quá trình hình thành tế bào huyết sắc tố hemoglobin, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Việc bổ sung thêm vitamin C từ dừa nước có thể cải thiện khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể, theo đó, vitamin C liên kết với sắt non-heme để tạo thành hợp chất dễ tiếp nạp hơn.
2.7 Tác dụng của dừa nước tốt cho não bộ
Vitamin B9 (hay axit folic) được tìm thấy từ dừa nước đóng vai trò then chốt để phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến não bộ và hệ thần kinh, đặc biệt là chứng mất trí nhớ Alzheimer.
Xem thêm: Quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer – từ giảm trí nhớ cho đến liệt giường và không biết gì
2.8 Chăm sóc làn da
Một số phân tích đã tìm thấy dưỡng chất axit lauric trong dừa nước, hoạt chất có tính kháng viêm và duy trì độ ẩm cho làn da hữu hiệu. Ngoài ra, vitamin C cũng như hoạt chất chống oxy hóa polyphenol từ dừa nước còn hỗ trợ giảm mụn nhọt, mụn sưng viêm đỏ.
3. Bà bầu ăn dừa nước được không?
Vào thời kì mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đa dạng dưỡng chất để duy trì sức khỏe của bản thân, đảm bảo nuôi dưỡng em bé phát triển tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng, trong chế độ ăn dưỡng thai, bà bầu hoàn toàn có thể ăn thêm trái dừa nước bởi loại quả này có vị ngọt thơm dễ ăn, cũng như đem lại nhiều lợi ích sức khỏe:
- Phòng chống tiểu đường thai kì
- Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu rắt
- Hạn chế nguy cơ thai nhi mắc dị tật
- Kích thích tiêu hóa
- Giải nhiệt cơ thể
Xem thêm: Dừa nước có 6 lợi ích dưỡng thai cực tốt, mẹ bầu cứ an tâm bồi bổ thêm!
4. Dừa nước làm gì ngon?
Dừa nước là một thức quả có thể ăn liền hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn vô cùng đơn giản nhưng hương vị thì ngọt thơm và rất hấp dẫn.
Một số món ăn dưới dây bạn có thể tự làm ngay tại nhà:
- Chè dừa nước
- Dừa nước đá đường
- Mứt dừa nước
- Dừa nước ngào tắc đường phèn
Xem thêm: Thích ăn dừa nước mà bỏ qua 5 món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng này thì thật tiếc!
5. Những lưu ý cần biết khi ăn dừa nước
Dù tác dụng của dừa nước được biết đến tốt cho sức khỏe, là một thức quả tương đối lành mạnh, nhưng trước khi sử dụng cũng cần nằm lòng một vài lưu ý:
- Dừa nước bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 100g cùi dừa nước (khoảng 5 – 10 trái dừa nước).
- Nếu là người có thể trạng âm hàn, tốt nhất nên hạn chế ăn quá nhiều dừa nước để không gây mất cân bằng hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
6. Bí quyết chọn mua dừa nước chất lượng
Để chọn mua trái dừa nước tươi ngon, chất lượng đạt tiêu chuẩn vốn không quá khó, tuy nhiên bạn cần quan sát kĩ lưỡng những đặc điểm sau:
- Nên chọn trái dừa nước có cuống còn tươi, không bị đứt gãy.
- Tránh chọn những trái có vỏ đã chuyển màu vàng hoặc nâu sẫm vì cơm dừa có thể cứng và không còn ngọt.
- Có thể mua cùi dừa nước đã được bóc tách sẵn nhưng nên ăn hết sớm trong vòng 24 giờ, không ăn dừa nước có vị chua và ôi thiu.
7. Thành phần dinh dưỡng của dừa nước
Hàm lượng dinh dưỡng của trong khoảng 100g cùi dừa nước được phân tích như sau:
- Nước: 7.5%
- Protein thô: 13.56%
- Chất béo thô: 0.84%
- Carbohydrate: 68.85%
- Axit amin arginine: 30.25%
- Axit amin asparic: 26.9%
- Polyphenol: 20.2 mg
- Flavonoid: 71.73mg
Trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc " dừa nước có tác dụng gì đối với sức khỏe ", là một loại quả tuy có hình dáng bên ngoài xù xì nhưng hương vị lại ngọt thơm, béo bùi, đặc biệt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Nếu tìm mua được thức quả đặc sản này thì hãy tranh thủ thưởng thức nhé.