Tác hại của chôm chôm và 5 nhóm người không nên ăn

(VOH) – Thơm ngon và bổ dưỡng là thế nhưng chôm chôm cũng không phải là loại trái cây tốt hoàn toàn. Tuy vậy, các tác hại của chôm chôm thường xảy ra do thói quen ăn không lành mạnh.

Chôm chôm là một trong những loại trái cây rất được yêu thích vào mùa hè. Trong quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, đồng mangan, kali, sắt, protein, chất béo.... có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì quả chôm chôm cũng chứa không ít những nguy cơ tiềm ẩn có thể đe dọa cho sức khỏe.

1. Những tác hại của chôm chôm

Cũng giống như rất nhiều các loại trái cây khác, bạn ăn chôm chôm với số lượng nhiều bạn sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn, đó là:

1.1 Tăng huyết áp

Khi để chôm chôm quá chín hàm lượng đường có thể biến thành rượu và điều này sẽ không tốt cho những người đang cố gắng giảm huyết áp và cholesterol.

Do đó, nếu bạn đang có vấn đề huyết áp hay cholesterol, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn chôm chôm.

1.2 Bệnh tiểu đường

tac-hai-cua-chom-chom-va-5-nhom-nguoi-khong-nen-an-voh-0
Quả chôm chôm chứa lượng đường khá cao (Nguồn: Internet)

Ăn quá nhiều chôm chôm sẽ khiến bạn phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Chôm chôm chín chứa khá nhiều đường fructose và nó có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

1.3 Hạt chôm chôm có độc tính

Một số người rất thích ăn hạt chôm chôm vì mùi vị của nó khá giống với hạt hướng dương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng trong hạt chôm chôm có chứa một số chất độc hại, do đó thay vì ăn sống bạn nên luộc hoặc nấu chín loại hạt này để làm giảm độc tính bên trong.

Xem thêm: 'Bật mí' 8 lợi ích từ chôm chôm dành cho bà bầu, loại trái cây ngon ngọt của mùa hè

2. Những đối tượng nên hạn chế ăn chôm chôm

Không chỉ tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khỏe, một số đối tượng cũng được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm để không phải sinh thêm bệnh:

Dưới đây là những người không nên ăn quả chôm chôm:

2.1 Người bị đầy bụng, khó tiêu

Những người bị đầy bụng khó tiêu nên hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì nó có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2 Người nóng trong, hay “bốc hỏa”

tac-hai-cua-chom-chom-va-5-nhom-nguoi-khong-nen-an-voh-1
Người bị nóng trong, sinh nội nhiệt không nên ăn nhiều chôm chôm (Nguồn: Internet)

Lượng đường trong quả chôm chôm nếu được cơ thể tiếp nạp quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Do đó, loại quả này sẽ không phù hợp cho những người có thể trạng nhiệt, thường hay “bốc hỏa”, vì sẽ khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu và sinh bệnh.

2.3 Người bị tiểu đường

Chôm chôm không thích hợp cho những người đang bị bệnh tiểu đường, bởi nó có thể khiến lượng đường huyết tăng cao.

2.4 Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Vì chôm chôm chứa nhiều đường nên sẽ dễ “sinh” nhiệt cho cơ thể, từ đó kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy.

2.5 Người béo phì

Những người đang béo phì hoặc muốn giảm cân thường sẽ phải tránh những loại thực phẩm chứa nhiều đường và chôm chôm là một trong những loại trái cây mà bạn cần phải tránh.

Xem thêm: 7 căn bệnh có thể xuất phát từ bệnh béo phì, hầu hết là bệnh mãn tính nguy hiểm

3. Ăn chôm chôm bao nhiêu là hợp lý?

Thông thường, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 300 – 500gr chôm chôm là được.

Người bình thường có thể ăn chôm chôm vào bất cứ thời điểm nào nào trong ngày, tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút. 

Những người béo phì nếu muốn ăn chôm chôm thì chỉ nên ăn vài quả và ăn trước bữa ăn chín để giảm lượng cơm. Còn với người gầy thì không nên ăn chôm chôm trước bữa cơm vì loại trái cây này sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng ở bữa ăn chính.

Chôm chôm là loại trái cây bổ ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để nhận được các lợi ích sức khỏe này bạn cần ăn chôm chôm đúng cách và trong giới hạn vừa đủ. Không nên ăn quá nhiều chôm chôm một lúc bởi nó không hề tốt, thậm chí là gây ra những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.