Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giật mình với 7 tác hại của nho khi bạn ăn quá nhiều

(VOH) – Nho là loại trái cây với nhiều công dụng tuyệt vời. Mặc dù vậy, nho cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Vậy những tác hại của nho đối với sức khỏe là như thế nào?

Nho được biết đến phổ biến trong sản xuất rượu vang qua nhiều thế kỷ. Loại trái cây này chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất khác. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều nho có thể gây ra một số tác dụng không tốt cho sức khỏe của bạn.

1. Tác hại của nho là gì khi ăn quá nhiều?

Đã có khá nhiều các nghiên cứu về tác hại của nho và cũng đưa ra được rất nhiều những “mặt trái” của loại quả này khi bạn ăn quá nhiều và không đúng cách. Các tác dụng phụ của nho hầu như không quá nghiêm trọng và nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng nên có những sự hiểu biết nhất định về chúng.

Dưới đây là những “tác dụng ngược” khi bạn ăn quá nhiều nho và ăn sai cách:

1.1 Tăng nguy cơ tăng cân

Nho là loại trái cây chứa nhiều calo, vì thế ăn nho nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, nhất là với những người không có một chế độ ăn uống không cân bằng, lành mạnh.

1.2 Có thể bị táo bón

giat-minh-voi-7-tac-hai-cua-nho-khi-ban-an-qua-nhieu-voh-0
Chất xơ trong nho nếu cung cấp cho cơ thể quá nhiều có thể gây táo bón (Nguồn: Internet)

Nho là thực phẩm giàu chất xơ, cho nên ăn nho có thể giúp hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động tốt, ngăn ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, khi được tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong nho lại cho “tác dụng ngược”, tức là có thể dẫn đến tình trạng táo bón.

1.3 Gây rối loạn tiêu hóa

Khi bạn ăn quá nhiều nho, thành phần axit salicylic trong nho có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy.

Trong một nghiên cứu, những người ăn hạt nho đã bị đau ruột thừa, vì hạt của quả nho khó tiêu và bã của trái cây này cũng có thể gây đau bụng cấp tính. (1)

Ngoài ra, ăn nho quá nhiều và thường xuyên cũng có thể khiến bạn bị hội chứng ruột kích thích. Nho chứa chất xơ không hòa tan và nó có thể kích thích đường tiêu hóa. (2)

Xem thêm: Tìm hiểu hội chứng ruột kích – Rối loạn đường ruột thường gặp ở nhiều người

1.4 Gây biến chứng khi mang thai

Nho tốt cho phụ nữ mang thai nếu được ăn trong một lượng cho phép. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nho quá nhiều, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tuyến tụy ở thai nhi đang phát triển hay các tình trạng sức khỏe khác...

1.5 Gây nghẹt thở ở trẻ em

Nho có kích thước khá nhỏ và có hình tròn, cho nên đây là loại trái cây có thể gây hóc nghẹt đối với những trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng tuổi. Vì thế, nếu bạn muốn tập cho bé ăn nho, bạn nên cắt nhỏ quả nho, loại bỏ hạt trước khi cho bé thưởng thức.

1.6 Có thể bị dị ứng

giat-minh-voi-7-tac-hai-cua-nho-khi-ban-an-qua-nhieu-voh-1
Bạn có thể bị dị ứng khi ăn nho (Nguồn: Internet)

Mặc dù tình trạng dị ứng nho là rất hiếm, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Một loại protein có tên là protein chuyển lipid nho được phát hiện là có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như ngứa, phát ban, sưng mặt. Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây sốc phản vệ.

1.7 Làm trầm trọng các vấn đề về thận

Thông thường, những người bị bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và bệnh tiểu đường sẽ phải hạn chế ăn một số loại thực phẩm, trong đó bao gồm cả quả nho. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa nho với các tác dụng phụ đối với thận ở người, nhưng bạn vẫn nên thận trọng.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

2. Khả năng tương tác với thuốc của nho

Bên cạnh việc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nho còn có thể tương tác với một số loại thuốc như:

  • Phenacetin
  • Coumadin
  • Haldol

Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng nên hạn chế việc ăn quá nhiều nho. Tốt nhất nếu bạn có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc uống điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn nho.

3. Nho kỵ với thực phẩm nào ?

Có một số thực phẩm bạn cần phải tránh và không nên kết hợp chung với nho như:

  • Sữa chua.
  • Sữa tươi.
  • Các loại hải sản ( cá, tôm, cua,...).
  • Bia.
  • Củ cải trắng.
  • Các loại dưa.

Nếu nho kết hợp với các loại thực phẩm trên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây các vấn đề cho đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,..

4. Cách ăn nho đúng cách

Để tránh mắc phải các vấn đề sức khỏe khi ăn nho, bạn cần biết cách ăn thức quả này an toàn, đó là:

  • Rửa nho thật sạch dưới vòi nước, rồi ngâm trong nước muối loãng từ 15 – 20 phút, sau đó rửa lại lần nữa dưới vòi nước sạch.
  • Ăn nho với mức độ vừa phải. Người bình thường có thể ăn từ 200 – 400gr nho mỗi ngày.
  • Những người đang có các vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nho.

Có thể thấy, những tác hại của nho đều không quá nghiêm trọng và chỉ xảy ra khi bạn ăn chúng quá nhiều. Do đó, chỉ cần bạn tiết chế lại lượng ăn, đảm bảo rửa sạch nho trước khi ăn thì loại thực phẩm này đáng để thêm vào danh sách các loại trái cây bổ dưỡng và an toàn.

Bình luận