4 tác hại của dâu tằm có thể xảy ra khi ăn không đúng cách

(VOH) – Độ cuối tháng 3, giỏ hàng của bà nội trợ thường có thêm ‘sự hiện diện’ của trái dâu tằm. Không thể phủ nhận lợi ích sức khỏe từ thức quả này song bạn cũng cần tránh một số tác hại của dâu tằm.

Thông thường chỉ có một lần thu hoạch dâu tằm trong năm nên “cơn thèm” dâu tằm phải chờ tới đúng dịp mới được “giải tỏa”. Có lẽ chính vì lý do đó nên nhiều người thường tranh thủ mua nhiều dâu tằm để ăn cho thỏa. 

1. Tác hại của dâu tằm là gì?

Trái dâu tằm nhỏ xinh cung cấp khá nhiều khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Dù vậy khi ăn quá nhiều dâu tằm và liên tục trong thời gian dài, nguy cơ cao sẽ phải đối mặt với những tác hại sau đây: 

1.1 Ảnh hưởng chức năng của thận 

Theo phân tích dinh dưỡng, trong 100g dâu tằm có chứa tới 194mg kali nên nếu ăn dâu tằm quá liều lượng sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa kali trong máu, gây “áp lực” cho thận trong quá trình lọc máu và đào thải chất độc. 

1.2 Cản trở sự hấp thu tinh bột

Để có thể hấp thu tinh bột một cách hiệu quả, cơ thể cần có các nhóm enzym tiêu hóa như α-amylase, α-glucosidase hay sodium-glucose. Tuy nhiên việc dùng hàm lượng lớn dâu tằm sẽ làm cản trở và gây ức chế việc sản sinh những enzym trên. 

4-tac-hai-cua-dau-tam-co-the-xay-ra-khi-an-khong-dung-cach-voh-0
Tránh ăn quá nhiều dâu tằm trong thời gian dài vì có thể cản trở quá trình hấp thu tinh bột của cơ thể (Nguồn: Internet) 

1.3 Gây tiêu chảy 

Dâu tằm là một thức quả mọng nước và bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể, do đó việc ăn liên tục loại quả này dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể làm viêm loét và đau dạ dày. 

Xem thêm: “Điểm mặt” 7 triệu chứng đau dạ dày và giải đáp thắc mắc về sự nguy hiểm của căn bệnh này

1.4 Hạ đường huyết quá mức 

Khi đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin bạn nên kiểm soát tốt khẩu phần ăn dâu tằm của mình, tránh trường hợp hạ đường huyết quá mức an toàn do tiếp nạp nhiều enzym 1-deoxynojirimycin.  

2. Những lưu ý cần biết khi ăn dâu tằm

Dâu tằm có hương vị chua dịu, ngọt thanh và được chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Nhưng để đảm bảo thưởng thức được vị ngon từ trái dâu tằm cũng như không mắc phải tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

2.1 Không chọn quả chín nhũn

Khi được thu hoạch, dâu tằm đã đạt đến độ chín vừa đủ, dù vậy nhưng nếu không được bảo quản tốt thì trái sẽ nhanh bị hỏng, chín nhũn hoặc dập nẫu. Nên quan sát kĩ trước khi chọn mua, tránh chọn trái quá mềm bởi bắt đầu có hiện tượng vi khuẩn gây lên men, có nhiều độc tố hại cho sức khỏe như mocaflatoxin hay mycotoxin. 

2.2 Ngâm rửa sạch trước khi ăn

Để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài, trước khi ăn hãy nhớ ngâm rửa trái dâu tằm với nước muối loãng. Nên rửa nhẹ nhàng để trái không bị dập nát, nếu sợ màu tím đỏ của phải ra tay khó rửa thì có thể đeo bao tay. Tốt nhất nên rửa từ 2-3 lần, rồi để ráo nước. 

4-tac-hai-cua-dau-tam-co-the-xay-ra-khi-an-khong-dung-cach-voh-1
Nên rửa sạch bụi bẩn bên ngoài dâu tằm trước khi ăn, tốt nhất nên ngâm rửa khoàng 2-3 lần rồi để ráo nước (Nguồn: Internet) 

2.3 Không ăn ngay sau bữa ăn

Không nên ăn dâu tằm ngay gần các bữa ăn vì lượng đường trong trái có thể hút nước vào ruột, gây ra tình trạng chướng bụng. Thời điểm thích hợp nhất là nên ăn dâu tằm cách xa bữa ăn chính, sau khoảng từ 30 phút – 1 tiếng. 

Ngoài ra, cần hạn chế ăn dâu tằm khi còn đói bụng, tránh trường hợp bị hạ đường huyết, dẫn tới hoa mắt chóng mặt. 

Xem thêm: Nhiều người mắc sai lầm khi ăn trái cây – đây mới chính là thời điểm tốt nhất để ăn trái cây

2.4 Bảo quản dâu tằm trong lọ thủy tinh

Trong trái dâu tằm có chứa chất tanin nên cần được bảo quản trong các lọ đựng thủy tinh, nếu đun nước dâu hay nấu các món ăn thì cần dùng nồi tráng men hoặc nồi inox đạt tiêu chuẩn. 

Hy vọng với những lưu ý quan trọng trong bài viết, bạn sẽ nắm rõ được cách ăn trái dâu tằm thật khoa học, nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu với sức khỏe.