10 tác dụng của chôm chôm sẽ làm bạn sẽ bất ngờ

(VOH) – Trong số các loại trái cây mùa hè, chôm chôm là loại quả khiến nhiều người mê mệt. Loại quả này hấp dẫn bởi sự ngọt thơm và nhiều chất dinh dưỡng. Vậy tác dụng của chôm chôm là gì ?

Chôm chôm thuộc loại trái cây nhiệt đới quen thuộc, có họ hàng rất gần với những loại quả nhiệt đới khác như nhãn hay vải thiều.

1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại quả chôm chôm

Cùng với mận Hà Nội, chôm chôm được biết đến là một loại trái cây rất phổ biến trong mùa hè. Loại quả này có tên khoa học là Nephelium Lappaceum, thuộc họ Bồ hòn. Tên gọi “chôm chôm” chính là tượng hình cho trạng thái lông của loại quả này.

1.1 Nguồn gốc

Chôm chôm có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Một số người cho rằng, chôm chôm có nguồn gốc từ quần đảo Mã Lai, tuy nhiên, kết luận này vẫn chưa xác định bởi loại quả này được trồng từ rất lâu.

Ngày nay, chôm chôm được trong ở rất nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như ở châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ, châu Úc và quần đảo Hawaii.

Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

tac-dung-cua-chom-chom-voh-1
Chôm chôm là loại trái cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á (Nguồn: Internet)

1.2 Đặc điểm

Chôm chôm là loại cây thường xanh, cao từ 8 – 10m, lá đơn, mọc cách. Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành. Quả mọc từng chùm trên cây, có hình tròn hoặc hình elip, da sần sùi với nhiều gai mềm (lông). Quả có màu vàng đến đỏ thẫm. Phần thịt bên trong mọng nước màu trắng, bao quanh một hạt hình bầu dục.

Chôm chôm cùng họ với quả vảiquả nhãn, chúng giống nhau về đặc tính thực vật, phần ăn được cùng là cùi (cơm) và hương vị cũng khá giống nhau.

1.3 Các loại chôm chôm

Chôm chôm có khác nhiều loại với đặc tính và hương vị khác nhau. Các loại chôm chôm phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc (Java), chôm chôm dính, chôm chôm Thái....

2. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Với vị ngọt thanh cùng lớp thịt dễ tách hạt, nhiều người thường chọn chôm chôm làm món tráng miệng sau bữa ăn. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là dù rằng nhiều người thích ăn chôm chôm, song hầu như có rất ít người biết những tác dụng của chôm chôm.

2.1 Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong quả chôm chôm có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Khoảng một nửa chất xơ trong quả chôm chôm là chất xơ không hòa tan, có tác dụng làm tăng tốc vận chuyển đường ruột, giảm tình trạng bị táo bón. Một nửa còn là chất xơ hòa tan, có thể giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn đường ruột, chẳng hạn như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

2.2 Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã chứng minh rằng, tác dụng của chôm chôm cụ thể hơn là vỏ chôm chôm có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Nhờ có chất phenolic nên vỏ chôm chôm có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu lúc đói.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

2.3 Kiểm soát cân nặng

Với hàm lượng chất xơ cao nhưng lại ít calo và nhiều nước, chôm chôm rất thích hợp cho người muốn giảm lượng chất béo trong cơ thể. Ăn chôm chôm sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói, ngăn ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm chân theo thời gian.

Ngoài ra, chôm chôm cũng là loại trái cây có nhiều nước và có thể giúp giữ nước cho bạn, điều này sẽ ngăn chặn việc ăn quá nhiều, đồng thời cũng hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.

2.4 Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của chôm chôm có thể góp phần tăng cường hệ miễn dịch nhờ có chứa hàm lượng vitamin C cao.

Cơ thể cần được cung cấp đủ vitamin C để sản xuất bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Nếu nhận quá ít vitamin C sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, từ đó khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.

tac-dung-cua-chom-chom-voh-2
Ăn chôm chôm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

2.5 Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Trong quả chôm chôm có chứa nhiều hàm lượng vitamin B3, đây là vitamin có khả năng chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, gián tiếp làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.

2.6 Tăng cường sức khỏe cho xương

Một tác dụng của chôm chôm là giúp duy trì khối lượng xương cũng như củng cố sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng photpho và canxi cao. Loại quả này có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong chôm chôm cũng góp phần giúp xương chắc khỏe.

2.7 Phòng ngừa các bệnh ung thư

Hàm lượng vitamin C trong quả chôm chôm có tác dụng chống oxy hóa dễ dàng, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ đó, khả năng miễn dịch được tăng cường, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh ung thư.

2.8 Giải quyết vấn đề về da đầu và mái tóc

Đặc tính kháng khuẩn của quả chôm chôm cũng giúp điều trị gàu trên tóc cũng như một số vấn đề về da đầu khác như ngứa ngáy hoặc bong tróc.

Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ sâu bên trong, giúp mái tóc thêm óng ả. Hàm lượng khoáng chất đồng giúp điều trị rụng tóc và tăng cường màu sắc cho mái tóc.

2.9 Kháng khuẩn và sát trùng

Tác dụng của chôm chôm có tính kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy, đặc tính sát trùng chứa trong quả chôm chôm có thể đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hàng loạt các dạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, ăn chôm chôm còn giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương, cũng như ngăn ngừa sự hình thành của dịch mủ.

2.10 Giúp làn da khỏe mạnh

Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.

Ngoài ra, trong y học cổ truyền, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh.

  • Quả chôm chôm còn xanh và phần vỏ quả có chứa nhiều tanin nên thường được dùng để hạ sốt, chữa kiết lỵ.
  • Hạt chôm chôm có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin... có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa các bệnh như: đái tháo đường, giảm béo, tẩy giun.
  • Vỏ chôm chôm có thể giúp chống lại nhiễm trùng.
  • Lá chôm chôm còn non nấu canh chua với rau muống, ăn có tác dụng thanh nhiệt như các loại canh chua khác.

Lưu ý: Ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say, buồn nôn, đầy bụng.

3. Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không?

Phụ nữ mang thai cũng có thể hưởng được lợi ích từ quả chôm chôm, bởi đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Chôm chôm có vị ngọt tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng choáng váng hoặc buồn nôn chính các triệu chứng gây khó chịu phổ biến ở những bà mẹ bầu.

tac-dung-cua-chom-chom-voh-3
Chôm chôm là loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, quả chôm chôm còn là nguồn cung cấp chất sắt khá cao. Khoáng chất thiết yếu này sẽ giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi và chóng mặt khi đang mang thai. Sự tăng cường hấp thu chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể người mẹ.

Tuy nhiên, vì chôm chôm có nhiều đường, vì thế bà bầu không nên quá nhiều trong giai đoạn này để bé yêu được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Xem thêm: 'Bật mí' 8 lợi ích từ chôm chôm dành cho bà bầu, loại trái cây ngon ngọt của mùa hè

4. Tác hại của chôm chôm

Mặc dù tác dụng của chôm chôm tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng, được coi là an toàn cho con người. Tuy nhiên, vì là loại trái cây nhiệt đới và chứa nhiều đường nên khi bạn ăn chôm chôm không kiểm soát, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng cao huyết áp, bị bệnh tiểu đường....

Việc ăn chôm chôm có nổi mụn là do ăn quá nhiều vì trong quả này chứa nhiều carbohydrate, cung cấp năng lượng cơ thể và những người đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, người có cơ địa nóng thì ăn chôm chôm cũng nổi mụn.

Ngoài ra, vỏ và hạt chôm chôm có thể gây hại cho sức khỏe khi ăn sống hoặc ăn với lượng rất lớn. Đặc biệt, nếu ăn hạt chôm chôm sống có thể gây ra các triệu chứng buồn ngủ, hôn mê, thậm chí tử vong.

Xem thêm: Người thích ăn chôm chôm cần biết những điều này để khỏi 'rước họa' vào người

5. Chôm chôm làm món gì ngon?

Trước đây, chôm chôm thường được biết đến là một trái cây ăn tráng miệng. Tuy nhiên, ngày nay với sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong âm thực, quả chôm chôm có thể làm ra được rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn như:

  • Gỏi chôm chôm hải sản
  • Tôm kẹt sốt trái cây chôm chôm
  • Bắp bò hầm chôm chôm ăn kèm với bánh mì
  • Gà tiềm tứ quý
  • Bánh crepe cuộn nhân chôm chôm
  • Chè hạt sen chôm chôm
  • Mứt chôm chôm
  • Chè chôm chôm

Các món ăn từ chôm chôm không chỉ thơm ngon mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.

tac-dung-cua-chom-chom-voh-4
Món chè chôm chôm giải nhiệt mùa hè

6. Cách chọn và bảo quản chôm chôm

Chôm chôm thường được bán từng chùm, tuy nhiên, bạn vẫn có thể chọn được những quả chôm chôm ngon nhất thông qua những mẹo nhỏ sau đây:

  • Tất cả các loại chôm chôm nhãn, chôm chôm Java, chôm chôm đường... bạn nên chọn những trái có vỏ giòn, gai còn cứng và màu xanh, bởi đó là những quả còn tươi. Không mua những quả có gai chuyển sang màu nâu hoặc thâm đen, vỏ mềm.
  • Chọn những chùm chôm chôm còn lá non dính trên đầu quả giữ được màu xanh. Nếu cành dính với quả nhưng đã bị khô, dễ gãy thì đó là chôm chôm không ngon.
  • Nên chọn những quả chôm chôm có vỏ cứng, ấn mạnh không có cảm giác úng nước hay bị óp.
  • Với chôm chôm nhãn, bạn nên chọn những trái hình cầu, nhỏ, khối lượng trung bình từ 20-30g/quả. Khi chín, quả chôm chôm có màu vàng đỏ đẹp mắt. Không mua những trái chôm chôm chín đỏ, vì thịt sẽ dai và ít tróc hạt.

Chôm chôm khi mua về bạn nên cắt quả khỏi cành. Sau đó rửa sạch, để ráo nước và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.

tac-dung-cua-chom-chom-voh-5
Cách chọn chôm chôm ngon

7. Quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng nào ?

Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng tương đối cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, sắt.... Hàm lượng giá trị dinh dưỡng của chôm chôm ( 100 gr ) cụ thể được tìm thấy trong như sau:

  • Năng lượng: 343 Kcal
  • Chất béo: 0.21g
  • Chất đạm: 0.65g
  • Carbohydrate: 20.8g
  • Chất xơ: 0.9g
  • Canxi: 22mg
  • Magie: 7mg
  • Photpho: 9mg
  • Kali: 42mg
  • Natri: 11mg
  • Vitamin C: 4.9mg
  • Vitamin B9: 8µg

Trên đây đã phần nào giải thích rõ các tác dụng của chôm chôm mang lại cho sức khỏe, hãy ăn đúng liều lượng đến tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng với quả vải và nhãn, chôm chôm là một loại quả vùng Đông Nam Á nhiều dưỡng chất giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Chôm chôm hiện đang sắp vào mùa vụ, vì vậy, hãy nhanh tay chọn mua loại trái rẻ tiền nhưng bổ dưỡng này cho những ngày hè sắp tới nhé!

Bình luận