Uống một ly cà phê vào buổi sáng là thói quen của nhiều người để bắt đầu cho một ngày mới. Uống một ly cà phê khi mệt mỏi trong buổi chiều không chỉ giúp sảng khoái, lấy lại hưng phấn làm việc mà còn đạt được tác dụng thư giãn nhờ “hương thơm chữa bệnh” của cà phê.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống cà phê đúng lúc không chỉ khiến con người tràn đầy năng lượng mà còn tránh gây gánh nặng cho cơ thể. Nhưng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, không nên uống cà phê sau buổi chiều tối.
Hai tác dụng chính của caffeine
Lâm Vũ Vi, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, caffeine trong cà phê có thể giúp con người tỉnh táo, sảng khoái và hung phấn bằng cách kích thích mạnh mẽ não và tuyến thượng thận.
1. Cortisol
Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng do vỏ thượng thận tiết ra. Nồng độ cortisol trong cơ thể càng cao thì con người càng tỉnh táo và gửi tín hiệu về não làm cho tỉnh táo và sảng khoái.
Caffeine làm tăng tiết cortisol, giúp duy trì sự tập trung và hiệu quả làm việc trong ngày.
2. Adenosine
Adenosine là chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ. Chất caffeine có trong cà phê cạnh tranh với adenosine ở các vị trí liên kết, ức chế tác dụng của adenosine và cuối cùng khiến con người không thể ngủ được. Vì vậy, tốt nhất nên uống cà phê sau khi thức dậy và tránh uống vào buổi chiều tối, để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
Ngoài ra, caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thư giãn não bộ và khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.
Uống cà phê khi vừa thức dậy vào buổi sáng ít có lợi hơn
Chuyên gia Lâm Vũ Vi chỉ ra rằng, nồng độ cortisol trong cơ thể thay đổi theo thời gian, thường đạt đỉnh vào khoảng 8h30 sáng, sau đó giảm dần và đạt mức thấp nhất vào khoảng 12h trưa.
Khi mọi người thức dậy vào buổi sáng, cortisol trong cơ thể đã ở mức cao nhất. Uống cà phê vào thời điểm này thực sự không thể phát huy hết lợi ích của caffeine.
Nồng độ cortisol cao cộng thêm uống cà phê làm tăng nguy cơ “béo phì do stress”
Ngoài ra, do caffeine còn kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisol, nếu nồng độ cortisol trong cơ thể đã cao và khi uống cà phê hấp thụ thêm caffeine, nó không chỉ gây áp lực lên tuyến thượng thận mà việc tiết cortisol quá mức còn có thể làm tăng nguy cơ béo phì.
Đây cũng không phải là vấn đề tốt đối với những người muốn kiểm soát cân nặng của mình.
Uống cà phê từ 10h30 đến 12h sẽ đạt được sảng khoái nhất
Nếu nồng độ cortisol giảm trong khoảng thời gian từ 11h30 đến 12 giờ trưa, mọi người có thể nhận được “cơn mưa đúng lúc" caffeine, sẽ giúp mọi người đạt được tối đa lợi ích của caffeine, hay nói cách khác là sẽ đạt được sảng khoái nhất khi uống cà phê.
Tuy nhiên, chuyên gia Lâm Vũ Vi cho biết, thường phải mất 20 đến 30 phút để caffeine đi vào máu và được vận chuyển đến não qua hệ thống tuần hoàn để tạo ra tác dụng sảng khoái.
Ngoài ra, do não dần dần đào thải adenosine trong khi ngủ nên adenosine trong cơ thể thường ở mức thấp nhất ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Khi thời gian thức tăng lên, adenosine sẽ tăng dần khiến con người dần cảm thấy buồn ngủ.
Dựa trên những yếu tố trên, so với việc uống cà phê ngay khi vừa thức dậy, chuyên gia Lâm Vũ Vi gợi ý rằng nên uống một ly cà phê trong khoảng thời gian từ 10h30 đến 12 giờ trưa sẽ hiệu quả nhất.
Nếu muốn uống cà phê một cách nhẹ nhàng, thư thái và lành mạnh để phát huy hết lợi ích của caffeine mang đến nhưng lại không muốn caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ, điều quan trọng là mọi người phải chọn đúng thời điểm uống cà phê. Mọi người cũng có thể thử điều chỉnh thời điểm uống cà phê trong thời gian tới để cảm nhận những thay đổi trong cơ thể của mình nhe!