Các biện pháp này bao gồm nối lại việc xử lý các đơn xin thị thực sinh viên nộp ở nước ngoài để du học sinh có thể tới Australia ngay sau khi biên giới mở cửa trở lại.
Các sinh viên quốc tế đang theo học ở Australia, do đại dịch nên không thể hoàn thành việc học trong thời hạn thị thực đã được cấp, cũng có thể nộp đơn xin gia hạn thị thực mà không phải nộp phí. Đối với những ứng viên cần đáp ứng điều kiện về trình độ tiếng Anh, thời gian cho việc cung cấp kết quả tiếng Anh cũng được kéo dài hơn.
Ngoài ra, những sinh viên đã được cấp thị thực nhưng đang phải học trực tuyến bên ngoài Australia cũng có thể được xem xét cấp thị thực đi làm sau khi tốt nghiệp và họ có thể nộp đơn xin thị thực này ở nước ngoài.
Australia đang phải nới lỏng quy định về thị thực để hút sinh viên quốc tế (Ảnh: optionseducation)
Theo Quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge, các biện pháp trên sẽ hỗ trợ sự phục hồi của lĩnh vực giáo dục quốc tế, cũng như đem lại lợi ích cho các cộng đồng và doanh nghiệp Australia hoạt động trong các dịch vụ lưu trú, du lịch, khách sạn và bán lẻ.
Sinh viên quốc tế đóng góp khoảng 40 tỷ AUD (26 tỷ USD) hằng năm cho nền kinh tế Australia và tạo ra khoảng 250.000 việc làm.
Trong thời gian đại dịch bùng phát ở Australia, chính phủ nước này đã nới lỏng một số hạn chế cho sinh viên quốc tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, người già và người khuyết tật, tuy nhiên hầu hết trong số 565.000 sinh viên quốc tế ở Australia không được hưởng các trợ cấp của chính phủ, và nhiều người đã gặp khó khăn trong cuộc sống.
Lượng người nhập cư vào Australia trong năm nay dự kiến sẽ giảm hơn 85% so với mức của năm 2018-2019 do các lệnh cấm đi lại nhằm ngăn chặn sư lây lan của đại dịch COVID-19. Các trường đại học Australia đã cảnh báo sẽ bị thiệt hại tới 16 tỷ AUD (gần 11 tỷ USD) doanh thu trong 4 năm tới do các lệnh cấm đi lại trên.
* Không chỉ Úc mà Mỹ và Anh cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn liên quan tới việc thu hút sinh viên nước ngoài.
Trước dịch COVID-19, lượng sinh viên châu Á tới Anh và Mỹ du học liên tục tăng, các cơ sở giáo dục ở cả hai quốc gia này đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu một cách nhanh chóng.
Ước tính có khoảng 400.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Mỹ. Con số đang theo học tại Anh tăng từ 89.540 sinh viên vào năm 2015 tới 120.385 sinh viên vào thời điểm bắt đầu năm học 2019-2020. Trung bình cứ 8 sinh viên theo học tại Anh thì có 1 sinh viên Trung Quốc. Riêng Đại học Manchester đã có 5.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập.
Sinh viên châu Á đóng góp nguồn thu tài chính rất lớn cho các tổ chức giáo dục. Với học phí, chi phí ăn ở cũng như chi tiêu chung, các sinh viên này đóng góp một khoản tiền đáng kể cho các trường đại học và nền kinh tế địa phương ở Mỹ. Vào tháng 2, ước tính chỉ riêng Trung Quốc đã đóng góp khoảng 2,14 tỷ USD cho các trường đại học ở Vương quốc Anh - theo tạp chí Times Greater Education.
Tình hình của các trường Đại học vốn đã khó khăn do dịch COVID-19 ngăn cản các chuyến đi ngắn hạn, song việc số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ vượt quá 141.000 và trên 45.000 ở Anh càng khiến các sinh viên đang dự định nộp đơn ghi danh học tại hai nước này thêm lo lắng và việc số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm trong năm học tới và điều này có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho các trường.
Dịch Covid-19: Brazil với 1.300 ca tử vong mỗi ngày - Số ca nhiễm mới tại Brazil hiện ở mức 40.000 đến 45.000 mỗi ngày, trong khi số ca thiệt mạng mỗi ngày khoảng 1.300 ca.
35 triệu người Iran có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 - Theo tổng thống Iran Hassan Rouhani, khoảng 35 triệu người dân nước này có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh Iran không có miễn dịch cộng đồng.