Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giảng viên Đại học Bách khoa TPHCM chế tạo bộ phận dẫn khí hỗ trợ công tác điều trị COVID-19

(VOH) - Việc nghiên cứu và chế tạo thành công Thiết bị y tế kết nối Mặt nạ lặn dùng cho đội ngũ bác sĩ và bệnh nhân COVID-19 góp phần phục vụ cho công cuộc chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Vật liệu Polymer, Khoa Công nghệ Vật liệu – Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TPHCM) do PGS. TS Huỳnh Đại Phú và nghiên cứu sinh Nguyễn Thái Hòa phối hợp với bác sĩ Nguyễn Thiên Bình - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Trưng Vương đã nghiên cứu và thiết kế thiết bị y tế kết nối mặt nạ lặn bằng công nghệ in 3D.

đại học bách khoa

PGS. TS Huỳnh Đại Phú mang mặt nạ thở với ống cấp khí kết nối với màng lọc khuẩn

Việc nghiên cứu và chế tạo thành công Thiết bị y tế kết nối Mặt nạ lặn dùng cho đội ngũ bác sĩ và bệnh nhân COVID-19 góp phần phục vụ cho công cuộc chống dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới.

Hiện nay, tình hình bùng phát dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội. Một trong những vấn đề cấp bách là tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị y tế toàn cầu. Đối với đội ngũ y bác sỹ điều trị là sử dụng các loại khẩu trang, quần áo bảo hộ và mặt nạ kính bảo vệ, mặt nạ thở để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Đối với bệnh nhân, ngoài việc phải đeo khẩu trang, khi bệnh trở nặng thì cần phải thở bằng máy không xâm lấn.

Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ khi thực hiện các thủ thuật điều trị như khi thực các thủ thuật trên đường thở khi hít phải giọt bắn, hạt khí dung. Từ đó, nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế khi làm việc nhiều giờ liên tiếp trong môi trường không có phòng áp lực âm.

đại học bách khoa

Bộ phận dẫn khí hỗ công tác điều trị COVID-19 của nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polymer, Khoa Công nghệ Vật liệu và Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh Viện Trưng Vương.

Nhóm nghiên cứu của khoa Công nghệ Vật liệu và Bệnh viện Trưng Vương đã nghiên cứu và chế tạo bộ phận dẫn khí mặt nạ thở khắc phục tình trạng trên.

Thiết bị gồm có 3 bộ phận được thiết kế để cổng cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuẩn, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch bảo đảm việc tránh nhiểm chéo. Lưu lượng khí được cấp đủ cho phép y, bác sĩ mang thiết bị này trong nhiều giờ. Cổng khí thở ra qua van một chiều không làm mờ mặt kính ảnh hưởng tầm quan sát, thuận tiện khi thao tác.

Thiết kế này cũng cho phép sử dụng làm mặt nạ thở cho bệnh nhân khi thay đổi vị trí van thở ra. Mặt nạ này khắc phục được một số khuyết điểm của mặt nạ mũi miệng trong mùa dịch bệnh.

"Để bảo vệ môi trường, vật liệu dùng để chế tạo của thiết bị này là vật liệu Polymer phân hủy sinh học thân thiện với môi trường", PGS.TS Huỳnh Đại Phú cho biết thêm.

Hiện nhóm đã cung cấp sản phẩm cho Bệnh viện Trưng Vương để đội ngũ y, bác sĩ sử dụng trong công tác điều trị cho bệnh nhân. 

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM điều chỉnh phương thức tuyển sinh 2020 - Trường Đại học Công nghiệp TPHCM điều chỉnh phương thức tuyển sinh 2020. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh theo 4 phương ...

Trường Đại học Việt Đức dời kỳ thi tuyển sinh riêng sang tháng 7/2020 - Trường Đại học Việt Đức vừa quyết định dời lịch thi tuyển sinh riêng sang tháng 7/2020. Cụ thể, Kỳ thi đánh giá năng lực ...

Bình luận