Nên nói với trẻ về cái chết như thế nào?

(VOH) – Khi một người thân trong gia đình qua đời, bạn giải thích với trẻ về điều đó như thế nào?

Cái chết là một điều đáng sợ, chỉ cần suy nghĩ về điều đó thôi cảm giác cũng thấy rất tệ rồi. Vì vậy, nếu một người thân qua đời, nhất là người từng luôn bên cạnh trẻ - thì lúc đó, hãy để các bộ phim Disney và Pixar nói điều đó giùm bạn.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Buffalo (Mỹ) cho thấy, những bộ phim của các hãng này – có nhiều nội dung nói về cái chết hơn các bộ phim khác – và đây có thể là một bàn đạp hữu ích để bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với trẻ về việc ai đó qua đời.

Trẻ có thể dễ hiểu về cái chết hơn sau khi xem phim hoạt hình

Trẻ có thể dễ hiểu về cái chết hơn sau khi xem phim hoạt hình (Ảnh: Dailymail)

Một số người nghĩ rằng, nên để trẻ em "bên ngoài" những chuyện liên quan đến cái chết. Nhưng thật khó để ngăn cản trẻ tiếp xúc với một thân nhân qua đời, khó để ngăn trẻ khỏi những âm thanh đám tang; mọi người cũng không thể im lặng chờ cho tới khi trẻ vào phòng mới nói về chuyện tang lễ; cũng không thể cấm trẻ tới đám tang hoặc không được nói chuyện với người thân đang bệnh cho đến khi họ chết...

Đây là những sai lầm bởi vì nếu người lớn cảm thấy cái chết đáng sợ, thì đứa trẻ còn có hy vọng gì?

Ý tưởng sử dụng phim để khơi gợi cuộc trò chuyện rất hữu ích vì nó giới thiệu một khái niệm khó khăn theo một cách dễ tiếp cận.

Hãy nói với trẻ về cái chết một cách thực tế và bình tĩnh - có thể không cần phải nói mỗi ngày nhưng nên nhắc đến để khi có chuyện gì xảy ra, trẻ có thể tiếp nhận nỗi đau nhẹ nhàng chứ không quá sốc. Dưới đây là một số mẹo:

* Luôn luôn bình tĩnh và trả lời thực các câu hỏi của trẻ. Nghe câu hỏi, trả lời câu hỏi, không trả lời những gì trẻ không hỏi. Tránh những cụm từ như "bà đã đi ngủ" vì điều này có thể làm cho trẻ sợ ngủ. Ngoài ra, trẻ không phải "mất" bà mà là bà đã chết.

Đừng sợ những từ như chết hay cái chết - đó là từ đúng và thực. Đừng nói với trẻ nửa sự thật, vì chúng sẽ có thể gây tổn hại hơn là sự thật thực tế.

* Trẻ em có khuynh hướng đau buồn khác với người lớn. Chúng vất vả chạy nhảy rồi lại đau buồn, trong cùng thời điểm buồn bã vì bà mất chúng vẫn có thể chơi lego ngay sau đó.

Cuộc trò chuyện về cái chết do đó có thể diễn ra trong vài ngày, vài tuần, vài tháng khi chúng tò mò và hỏi nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa là chúng đã quên theo thời gian.

* Giải thích rằng trẻ có thể khóc. Đau buồn là một cuộc hành trình, mọi thành viên trong gia đình có thể cùng trên tàu, nhưng mọi người đều nhìn ra ngoài cửa sổ theo các hướng khác nhau, với một góc nhìn khác nhau.

* Đừng ngại nhận sự giúp đỡ nếu bạn hoặc con của bạn phải vật lộn với đau buồn. Đôi khi trẻ em không thích làm phiền người lớn vì chúng sợ làm người lớn buồn nhưng chúng cũng có nỗi buồn của riêng chúng. Nếu bạn không vượt qua thì khó có thể hỗ trợ một đứa trẻ vượt qua nỗi đau này.