Tuyển sinh Đại học 2023: Sẽ loại bỏ các phương thức phức tạp, gây mất công bằng

(VOH) - Thông tin được đưa ra trong giao ban tuyển sinh quý IV giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) với các trường đại học, cao đẳng mới đây.

Thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học, có nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng.

Các trường cần hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.

Tuyển sinh Đại học 2023: Sẽ loại bỏ các phương thức phức tạp, gây mất công bằng 1

Có đến 20 phương thức tuyển sinh đại học năm 2022.

2 phương thức chiếm tỉ lệ cao nhập học/chỉ tiêu và tỉ lệ nhập học là thi tốt nghiệp và xét học bạ:

  • Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT có 261.190 chỉ tiêu, có 245.040 thí sinh nhập học, tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu là 93,82%.
  • Phương thức thứ 2 có tỉ lệ cao là xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ). Năm 2022 có 224.042 chỉ tiêu, có 169.537 thí sinh nhập học, tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu là 75,67%.

Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển.

Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Xem thêm: TPHCM: Các trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Quý Mão từ 2 - 4 tuần

Bộ chỉ ra khó khăn trong tuyển sinh của một số ngành và một số cơ sở đào tạo. Trong 3 năm liền (2020, 2021, 2022), 4 lĩnh vực: Nông lâm nghiệp và thủy sản; Khoa học sự sống; Khoa học tự nhiên; Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.

Bình luận