1. Quy định xử phạt nồng độ
1.1 Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ khác
- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
1.2 Đối với xe máy
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
1.3 Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
1.4 Đối với xe ô tô
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
- Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung đối với người điều khiển các phương tiện là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; 6 tháng đến 18 tháng; 2 tháng đến 24 tháng, tương ứng với từng mức độ vi phạm trên. (Trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).
Xem thêm: Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới
2. Cách tính nồng độ cồn trong máu
Có thể tham khảo cách tính nồng độ cồn trong máu bằng công thức:
Trong đó:
- A là số đơn vị cồn uống vào (1 đơn vị cồn tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%)
- W là cân nặng
- R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ)
Nồng độ cồn trong khí thở: B=C÷210
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C÷0,015
Nồng độ cồn trong máu và thời gian tiêu hao phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, độ tuổi, lượng mỡ trong cơ thể, khả năng chuyển hóa rượu của gan, tình trạng cơ thể, gen di truyền... Do đó, các con số chỉ mang tính chất tham khảo, để mỗi cá nhân tự điều chỉnh lượng rượu bia khi uống phù hợp với cơ thể. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông không nên uống rượu bia, các chất có cồn dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo an toàn cho mọi người và bản thân mình.
Xem thêm: Phân biệt quy định cấm dừng - đỗ xe và mức xử phạt cụ thể trong năm 2020
3. Thời gian giảm nồng độ cồn trong máu
Uống sau bao lâu thì được phép lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà mỗi người uống, trọng lượng cơ thể, các loại bệnh nền..mà làm ảnh hưởng đến việc giảm nồng độ cồn trong máu.
Sau đây là những ước tính chung về thời gian cần thiết để chuyển hóa các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau, mặc dù mức độ thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng cồn nạp vào cơ thể và cơ địa khác nhau của mỗi người:
Một số thông tin tham khảo khác như:
- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.
- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Tốt nhất là 24 giờ sau khi uống rượu, bia hãy hạn chế lái xe hoặc di chuyển bằng các phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, trung bình mỗi giờ cơ thể loại bỏ 0,015g cồn trong 100mL máu. Có thể thành lập công thức tính tương đối tốc độ suy giảm nồng độ cồn trong máu như sau:
Trong đó:
- C là nồng độ cồn trong máu khi uống xong.
- Ci là nồng độ cồn trong máu tại thời điểm xác định.
- t là thời gian.