Table of Contents
Hình lăng trụ đứng là một nội dung kiến thức mới và quan trọng trong chương trình môn Toán lớp 8 phần Hình học. Như vậy, hình lăng trụ đứng có hình dạng như thế nào? Các vấn đề liên quan đến hình lăng trụ đứng là gì? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu bài viết sau đây.
1. Khái niệm về hình lăng trụ đứng
- Hình lăng trụ đứng còn được gọi tắt là lăng trụ đứng
- Có hai loại hình lăng trụ đứng thường gặp là hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác. Trong hình lăng trụ đứng tam giác, hai đáy là hai tam giác. Còn trong hình lăng trụ đứng tứ giác, hai đáy là hai tứ giác
- Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là những hình chữ nhật, các cạnh bên song song và bằng nhau
- Hình vẽ dưới đây cho chúng ta hình ảnh của một hình lăng trụ đứng tam giác
Ví dụ: Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'
+ A, B, C, A', B', C' là các đỉnh
+ Các mặt ABC và A'B'C' là các đáy
+ AA', BB', CC' là các cạnh bên
+ Các mặt ABB'A', BCC'B', ACC'A' là các mặt bên
2. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng, ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao
- Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy
Ví dụ: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại B. Biết AB = 6cm, AC = 10cm, CC' = 11cm
- Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C'
- Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C'
Giải
a. Vì tam giác ABC vuông tại B, áp dụng định lí Py-ta-go ta có:
AC2 = AB2 + BC2
Suy ra BC2 = AC2 - AB2 = 102 - 62 = 100 - 36 = 64
Vậy, BC = 8cm
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là:
Sxq = (6 + 8 + 10).11 = 264 (cm2)
b. Diện tích hai đáy của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là:
2.
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là:
Stp = 264 + 48 = 312 (cm2)
3. Bài tập áp dụng về hình lăng trụ đứng
Bài 1: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' và các phát biểu sau:
(1) Số mặt của của hình lăng trụ ABC.A'B'C' là 3 mặt
(2) Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' tạo nên 3 cặp đoạn thẳng song song
(3) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' lớn hơn diện tích toàn phần của nó
(4) Tổng số cạnh của đáy trong hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là 3 cạnh
(5) Hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có 3 mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau
Trong các phát biểu trên, phát biểu sai là:
- (1), (2), (3), (5)
- (1), (2), (4), (5)
- (1), (3), (4), (5)
- (2), (3), (4), (5)
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn:
(1) sai
Vì hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có 3 mặt bên và 2 mặt đáy nên số mặt là 3 + 2 = 5 (mặt)
(2) đúng
Có 3 cặp đoạn thẳng song song là: AA' và BB', AA' và CC', BB' và CC'
(3) sai
Vì diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy nên diện tích toàn phần luôn lớn hơn diện tích xung quanh
(4) sai
Vì một đáy của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có 3 cạnh nên tổng số cạnh đáy (tính cho cả 2 đáy) là 3.2 = 6 (cạnh)
(5) sai
Vì 3 mặt bên muốn là các hình chữ nhật bằng nhau cần phải thêm điều kiện đáy của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là tam giác đều
Vậy, (1), (3), (4), (5) sai
Chọn câu C
Bài 2: Biết hình lăng trụ đứng tam giác có nửa chu vi đáy 16cm, độ dài một cạnh bên là 9cm. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng này là:
- 144cm2
- 288cm2
- 72cm2
- Các câu A, B, C đều sai
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn:
Chu vi đáy là:
16.2 = 32 (cm)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là:
32.9 = 288 (cm2)
Chọn câu B
Bài 3: Hình lăng trụ đứng tứ giác có diện tích một đáy là 26cm2, diện tích xung quanh là 144cm2. Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tứ giác này là
- Chưa thể xác định
- 196cm2
- 125cm2
- 170cm2
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn:
Diện tích hai đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
26.2 = 52 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
52 + 144 = 196 (cm2)
Chọn câu B
Bài 4: Hình lăng trụ đứng tứ giác có diện tích một đáy là 54cm2, diện tích toàn phần gấp 4 lần diện tích xung quanh. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác này là
- 54cm2
- 18cm2
- 36cm2
- A, B, C đều sai
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn:
Diện tích 2 đáy là:
54.2 = 108 (cm2)
Vì diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy nên ta có:
Stp = Sxq + 108
Mà Stp = 4.Sxq nên:
4.Sxq = Sxq + 108
Chọn câu C
Bài 5: Hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có diện tích xung quanh bằng 96cm2 và có chiều cao là 8cm. Hình lăng trụ đứng MNP.M'N'P' có diện tích xung quanh là 100cm2 thì có chiều cao tương ứng là bao nhiêu? Biết
- 1,5cm
- 2cm
- 2,5cm
- 3cm
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn:
Gọi P (cm) là chu vi
Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' là:
P
Vì tỉ số đồng dạng của hai tam giác bằng tỉ số chu vi nên khi tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP theo tỉ số k =
Ta có:
Suy ra: P
Chiều cao của hình lăng trụ đứng MNP.M'N'P' là:
100 : 40 = 2,5 (cm)
Chọn câu C
Trên đây là phần nội dung về hình lăng trụ đứng và một số vấn đề liên quan. Mong rằng thông qua bài viết, các em có thể phần nào hệ thống hóa lại kiến thức cũng như vận dụng vào việc giải quyết các bài tập liên quan. Ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới.
Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang