Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 9»Căn Bậc Hai. Căn Bậc Ba»Phương trình vô tỉ là gì? Các phương phá...

Phương trình vô tỉ là gì? Các phương pháp giải phương trình vô tỉ

(VOH Giáo Dục) - Chuyên đề phương trình vô tỉ được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi.

Xem thêm

Ở chương trình lớp 8, chúng ta đã biết đến phương pháp giải các phương trình cơ bản: phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích,.... Vậy với lớp 9 khái niệm về căn bậc hai, chúng ta sẽ được biết thêm các phương trình vô tỉ. Cùng VOH Giáo Dục tìm hiểu nội dung về các dạng bài tập và phương pháp giải phương trình vô tỉ trong bài viết dưới đây nhé.


1. Phương trình vô tỉ là gì?

- Các tính chất của luỹ thừa:   a = b ⇒ an = bn

- Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: Đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm, tách, ...

- Cách giải một số phương trình cơ bản:

+) Phương trình bậc nhất một ẩn:   ax + b = 0 (a ≠ 0) ⇔ x = .

+) Phương trình tích: A(x) . B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0 hoặc B(x) = 0.

+) Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối:

|A(x)| = m ⇔ A(x) = m hoặc A(x) = – m;

|A(x)| = |B(x)| ⇔ A(x) = B(x) hoặc A(x) = – B(x);

|A(x)| = B(x) ⇔ B(x) ≥ 0 và A(x) = B(x) hoặc A(x) = – B(x);

2. Các phương pháp giải phương trình vô tỉ và các dạng bài thường gặp

2.1. Phương pháp nâng lên luỹ thừa

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của luỹ thừa:  a = b ⇒ an = bn để làm mất căn bậc hai.

Dạng 1: = m (m ≥ 0) ⇔ A(x) = m2 (bình phương hai vế)

Ví dụ: Giải phương trình: = 3.

Lời giải:

Ta có:  = 3

      ⇔   x – 6 = 32

      ⇔   x – 6 = 9

      ⇔   x       = 9 + 6

      ⇔   x       = 15

Vậy nghiệm của phương trình là x = 15.

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Phương trình: = 2 có nghiệm là

A. x = 1

B. x = 2

C. x = – 1

D. x = – 2

ĐÁP ÁN

Ta có:  = 2

⇔   3 + x = 22

⇔   3 + x = 4

⇔         x = 4 – 3

⇔         x = 1

Vậy nghiệm của phương trình là x = 1.

Đáp án A.  

Bài 2: Phương trình = 2 có tập nghiệm là

A. S = {1 ; 2}

B. S = {2 ; 3}

C. S = {1 ; – 4}

D. S = {2 ; 4}

ĐÁP ÁN

Ta có:  = 2 

⇔     x2 + 3x = 22

⇔     x2 + 3x – 4 = 0

⇔     x2 – x + 4x – 4 = 0

⇔    (x – 1)(x + 4)    = 0

TH1: x – 1 = 0 ⇔ x = 1.

TH2: x + 4 = 0 ⇔ x = – 4.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1 ; – 4}.

Đáp án C.

Dạng 2: .

Ví dụ: Giải phương trình: = 2x – 4

Lời giải:       

Ta có:  = 2x – 4

 

Vậy phương trình có nghiệm là x ∈ .

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Phương trình  = x – 3 có tập nghiệm là:

A. S = {1;7}

B. S = {1}

C. S = {2;3}

D. S = {7}

ĐÁP ÁN

Ta có:   = x – 3

Điều kiện: x – 3 ≥ 0 ⇔ x ≥ 3

Phương trình đã cho ⇔ 2x + 2 = (x – 3)2

⇔ 2x + 2 = x2 – 6x + 9

⇔ x2 – 8x + 7 = 0

⇔ (x – 1)(x – 7) = 0

 ô.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {7}.

Đáp án D.

Bài 2: Cho phương trình = 2x – 1. Phương trình có tập nghiệm là:

A. S = {1}

B. S = {2}

C. S = {1;}

D. S = {1;2}

ĐÁP ÁN

Điều kiện: 2x – 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ .

Ta có: = 2x – 1

⇔ 2x2 – 3x + 2 = (2x – 1)2

⇔ 2x2 – 3x + 2 = 4x2 – 4x + 1

⇔ 2x2 – x – 1 = 0

⇔ (x – 1)(2x + 1) = 0

ô.

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {1}.

Đáp án A.

Dạng 3: .

Ví dụ: Giải phương trình: =

Lời giải:

Điều kiện: x – 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ 1.

Ta có:  =

⇔ x2 – x – 4 = x – 1

⇔ x2 – 2x – 3 = 0

⇔ (x + 1)(x – 3) = 0

ô.

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {3}.

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Tìm tập nghiệm của phương trình: = 0.

A. S = {}

B. S = {3}

C. S = {3;}

D. S = ∅

ĐÁP ÁN

Ta có:   = 0 ⇔ = .

Điều kiện: x – 3 ≥ 0 ⇔ x ≥ 3

Khi đó:  =

⇔ x – 3 = 4(x2 – 9)

⇔ 4x2 – x – 33 = 0

⇔ (x – 3)(4x + 11) = 0

ô.

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {3}.

Đáp án B.

Bài 2: Số nghiệm của phương trình  là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. Vô số

ĐÁP ÁN

Điều kiện: x + 4 ≥ 0 ⇔ x ≥ – 4.

Ta có:  

⇔ x + 4 = 4x2 – 3x

⇔ 4x2 – 4x – 4 = 0

⇔ 4x2 – 4x + 1 – 5 = 0

⇔ (2x – 1)2 – 5 = 0

⇔ (2x – 1)2 = 5

TH1: 2x – 1 = ⇔ 2x = + 1 ⇔ x = (thoả mãn)

TH2: 2x – 1 = ⇔ 2x = + 1 ⇔ x = (thoả mãn)

Vậy phương trình có 2 nghiệm.

Đáp án C

2.2. Phương pháp trị tuyệt đối hoá

∗ Phương pháp giải:

Áp dụng lý thuyết về hằng đẳng thức: .

Dạng 1: = m (m ≥ 0) ⇔ |A| = m

Ví dụ: Giải phương trình: = 5

Lời giải:

Ta có:  = 5 

= 5

⇔ |x – 1| = 5

TH1: x – 1 = 5 ⇔ x = 6;

TH2: x – 1 = – 5 ⇔ x = – 4.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {6; – 4}

Bài tập vận dụng:

Tìm số nghiệm của phương trình .

A. 0

B. 1

C. 2

D. vô số

ĐÁP ÁN

Ta có:   .

=

⇔  |3x – 5| =

TH1: 3x – 5 = ⇔ 3x = + 5 ⇔ x = ;

TH2: 3x – 5 = ⇔ 3x = + 5 ⇔ x = .

Vậy phương trình có 2 nghiệm.

Đáp án C.

Dạng 2: = B(x) ⇔ .

Ví dụ: Giải phương trình: .

Lời giải:

Điều kiện: 2x – 1 ≥ 0⇔ x ≥ .

Ta có:

⇔   = 2x − 1

⇔   |2x + 3| = 2x − 1

TH1: 2x + 3 = 2x − 1 ⇔ 0 = 4 (vô lí)

TH2: 2x + 3 = − 2x + 1 ⇔ 4x = − 2  ⇔ x = (loại)

Vậy phương trình vô nghiệm.

Bài tập áp dụng:

Giải phương trình − 9x + 1 = 0 ta được tập nghiệm là:

A. S = {}

B. S = {}

C. S = {}

D. S = { }

ĐÁP ÁN

Ta có:    − 9x + 1 = 0  ⇔     = 9x − 1

Điều kiện: 9x − 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ .

Khi đó:     = 9x − 1

= 9x − 1

⇔   |x + 4| = 9x − 1

TH1: x + 4 = 9x − 1 ⇔ 8x = 5 ⇔ x = (thoả mãn)

TH2: x + 4 = − 9x + 1 ⇔ 10x = − 3 ⇔ x = − (không thoả mãn)

Vậy phương trình có tập nghiệm S = { }.

Đáp án D.

Tài liệu trên đã gửi tới các bạn một số dạng bài điển hình về phương trình vô tỉ. Nắm được phương pháp giải sẽ giúp các bạn học sinh giải quyết nhanh và chính xác các phương trình vô tỉ thường gặp. Chúc các bạn học sinh ôn tập hiệu quả!


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Đỗ Thị Quỳnh Mai

Căn bậc hai số học là gì? Cách tìm căn bậc hai số học
Cách tìm điều kiện để căn thức có nghĩa & bài tập vận dụng