Chờ...

Sấm sét là gì? Tìm hiểu về cách hình thành và ý nghĩa của sấm sét

(VOH) - Con người luôn có hàng vạn câu hỏi tại sao khi đứng trước những hiện tượng thiên nhiên, trong đó có sấm sét. Vậy sấm sét là gì?

Sấm sét là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên bầu khí quyển Trái đất. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến âm thanh của sấm và những tia sét rạch ngang trời. Vậy bạn có biết người ta định nghĩa sấm sét là gì và sấm sét xảy ra do đâu không?

1. Sấm sét là gì 

Sấm sét là gì vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người. Liệu rằng chúng là cùng một hiện tượng hay sấm và sét là hai hiện tượng khác nhau. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về sấm sét mà bạn nên biết.

1.1 Khái niệm sét 

Sét là hiện tượng xảy ra khi những đám mây mang điện tích trái dấu nhau va chạm. Đám mây mang điện tích âm và đám mây mang điện tích dương khi gặp nhau sẽ gây ra tia phóng điện. Những tia này thường lóe sáng và ta gọi đó là tia sét.

Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 1
Sét thực chất là tia lửa điện

Tia sét có những hình dạng, độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào mật độ mây. Có một thuật ngữ khác có thể dùng để chỉ hiện tượng sét đó chính là “chớp”. Cũng giống như sét, chớp là từ dùng để chỉ luồng sáng điện được tạo bởi các đám mây mang hai điện tích trái dấu. 

1.2 Khái niệm sấm

Sấm là một hiện tượng thiên được tạo ra bởi các tia sét. Tùy vào sự hình thành của tia chớp mà âm thanh sấm sẽ dài hay ngắn, to hay nhỏ.

1.3 Sấm sét tiếng anh là gì?

Sấm và sét trong tiếng anh là hai từ riêng biệt. Sấm tiếng Anh là thunder. Còn sét hay chớp tiếng Anh là lightning.

Ngoài ra, còn có một thuật ngữ tiếng Anh nữa cũng hay được sử dụng và là từ ghép của thunder (sấm) và storm (bão), đó là Thunderstorm. Từ này dùng để chỉ những cơn bão lớn có kèm theo sấm chớp to, thường thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới. 

Xem thêm: Thủy triều đỏ - một hiện tượng kỳ lạ, tuy đẹp mắt nhưng lại khiến con người sợ hãi

2. Sấm sét từ đâu ra?

Theo quan niệm của Hy Lạp cổ đại, sấm sét là do thần Zeus tạo nên và điều khiển. Đây cũng chính là “vị thần của các vị thần”, thực hiện trọng trách cai quản bầu trời. Còn theo như quan niệm của La Mã cổ đại thì vị thần tạo ra sấm sét là Thor. Vị thần này được cho là sở hữu chiếc búa thần Mjolnir, khi phóng sẽ tạo ra sấm và sét. 

Hình tượng sấm sét nói chung cũng như thần sấm nói riêng được nghệ thuật hóa vào nhiều tác phẩm như hội họa, điêu khắc và đặc biệt là điện ảnh. Hãng phim nổi tiếng thế giới đã chuyển thể bộ truyện tranh về Thor: Thần Sấm thành loạt phim ăn khách khuấy đảo doanh thu các phòng vé.

Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 2
Tạo hình nhân vật thần sấm Thor 

Còn theo truyền thuyết dân gian phương Đông, sấm sét là do Thiên Lôi tạo ra. Tiếng sấm gầm mạnh mẽ đầy uy lực làm cho tà quái sợ hãi và không thể gây hại trong tam giới. Bên cạnh đó, tiếng sấm cũng cảnh tỉnh những chơn hồn nơi cõi U Minh Giới để họ được tĩnh tâm lại, ngẫm nghĩ về nhân quả kiếp trước để bước vào con đường luân hồi hoặc tiếp tục tu tập tâm tính.

Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 3
Hình tượng Thiên Lôi trong dân gian

Thực tế, sấm sét được hình thành do sự va chạm và chênh lệch nhiệt độ giữa các luồng khí và đám mây mang điện tích trái dấu. Trong vật lý, hai vật mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, do đó những phần tử mang điện tích trong các đám mây sẽ va chạm nhau với cường độ cực mạnh và tạo nên tia lửa điện.

Ngoài ra, bản chất hình thành sét là do sự di chuyển nhanh của các phân tử mang điện. Những phân tử này ma sát cực mạnh với nhau và với không khí khiến nhiệt độ của chúng tăng lên cao và có thể lên tới 30.000 độ C. 

Nhiệt độ cao khi gặp các luồng không khí lạnh ở xung quanh sẽ tạo ra sóng xung kích và chính sóng xung kích này tạo ra âm thanh sấm. Sự kết hợp với tia sáng và âm thanh đó chúng ta gọi là sấm sét.

Xem thêm: Tại sao tuyết có màu trắng?

2.1 Sấm và sét cái nào có trước?

Nếu tinh ý quan sát thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng tia sét sẽ lóe lên trước và sau đó mới là tiếng sấm rền. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích một cách đơn giản như sau:

Thứ nhất, do tốc độ của ánh sáng nhanh hơn âm thanh nên ánh chớp sẽ là thứ ta nhìn thấy đầu tiên và sau đó ta mới nghe thấy tiếng sấm. Thứ hai, bởi âm thanh sấm được tạo bởi sự va chạm mạnh giữa các phân tử mang điện tích tạo ra tia plasma và sóng xung kích nên ta mới nghe được tiếng sấm sau khi phản ứng sinh điện xuất hiện trên nền trời.

Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 4
Sét xuất hiện trước tiếng sấm

2.2 Sấm sét tạo ra khí gì?

Trong quá trình sấm sét xảy ra, các phân tử nước (trong hơi nước bốc lên) và các phân tử khí có sẵn trong khí quyển sẽ phản ứng với nhau và điển hình nhất là phản ứng ion hóa. Kết quả của phản ứng này là sự hình thành khí Ozon. 

Ozon thường được sử dụng để khử trùng nên sau mỗi cơn mưa chúng ta thường cảm thấy không khí trở nên sạch sẽ, dễ chịu hơn.

Xem thêm: Vì sao khủng long thời tiền sử có kích thước lớn hơn động vật hiện nay

3. Ý nghĩa của sấm sét

Sấm sét có nhiều ý nghĩa khác nhau, kể cả ý nghĩa tâm linh lẫn ý nghĩa khoa học. Dưới đây là một vài ý nghĩa phổ biến nhất của hiện tượng sấm sét.

3.1 Sấm sét báo hiệu điều gì

Sấm sét là dấu hiệu dễ thấy nhất trước những cơn mưa. Sở dĩ như vậy là bởi vì sau khi trải qua một quá trình nắng nóng, nước từ sông ngòi, ao, hồ sẽ bốc hơi và ngưng tụ. Gặp tầng nhiệt độ thấp, hơi nước sẽ đóng băng và giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. 

Luồng khí nóng và lạnh gặp nhau sẽ gây ra những tác động vật lý, sinh ra tia lửa điện. Cũng chính hơi nước ấy khi gặp nhiệt độ lạnh thì nó sẽ chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng, tạo thành cơn mưa mà ta vẫn hay thấy.

3.2 Sấm sét là hiện tượng vật lý hay hóa học?

Sấm sét vừa là hiện tượng vật lý, vừa là hiện tượng hóa học vì trong mỗi quá trình khác nhau thì hiện tượng này lại mang một tính chất khác biệt.

Đầu tiên, tính chất vật lý của sấm sét được thể hiện khi nước bốc hơi, gặp khí lạnh và ngưng tụ lại thành dạng tinh thể nhỏ. Các tinh thể băng tiếp tục bị luồng khí đẩy lên phía trên đỉnh đám mây. Chúng cọ xát vào các hạt băng mềm dẫn đến trao đổi điện tích. Kết quả là, các tinh thể băng và hơi nước siêu lạnh đi lên trên sẽ tích điện dương, còn các hạt băng mềm ở dưới sẽ tích điện âm.

Điều này dần dần tạo ra sự chênh lệch điện tích giữa phần trên và phần dưới của đám mây. Phần trên cùng của đám mây trở nên tích điện dương, trong khi phần giữa và phần đáy trở nên tích điện âm. Cuối cùng, khi sự hấp dẫn giữa một đám mây tích điện âm và mặt đất tích điện dương đủ lớn, đám mây sẽ phóng ra một dòng electron chạy với vận tốc 435.000 km/h xuống dưới đất. Đó chính là sét.

Xem thêm: Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu mặt trăng biến mất?

Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 5
Sấm sét vừa là hiện tượng vật lý vừa là hiện tượng hóa học 

Tính chất hóa học của sấm sét thể hiện rõ ràng ở màu sắc của các tia sét. Màu sắc này được tạo thành do quá trình ion hóa các phân tử khí trên bầu trời. Mặt khác, các phân tử O2 trong hơi nước kết hợp với các nguyên tử O, trải qua quá trình ion hóa sẽ sinh ra khí ozon O3. Khí này được biết đến với tác dụng diệt khuẩn và có mùi đặc trưng.

Xem thêm: Phát hiện loài Mang lớn ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin qua bẫy ảnh

4. Phải làm gì khi gặp sấm sét?

Sấm sét là một hiện tượng khá nguy hiểm đối với con người, do đó khi gặp hiện tượng này các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không đứng gần các cây cao, cây cổ thụ
  • Chọn chỗ tránh trú an toàn, có cột thu lôi
  • Đứng cách xa cửa sổ, cửa ra vào, thiết bị điện, nơi có nước đọng
  • Không sử dụng điện thoại di động khi có sấm sét, nhất là ở ngoài trời
  • Trong trường hợp đang ở ngoài trời, không có nơi tránh trú thì bạn thực hiện động tác sau: Ngồi xổm, co người lại càng thấp xuống mặt đất càng tốt, không ngồi gần đồ vật kim loại hoặc vật liệu có tính dẫn điện. Bịt tay lên hai tai, bàn chân nhón gót lên, chạm gót chân vào nhau.
Sấm sét là gì và tại sao lại có hiện tượng này 6
Những điều nên tránh khi gặp sấm sét 

Trên đây bài viết đã giới thiệu tới các bạn những kiến thức cơ bản về sấm sét là gì và một số thông tin về ý nghĩa, cách phòng chống khi gặp phải hiện tượng này. Mùa mưa bão đang tới gần, hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet