Chờ...

9 lưu ý khi ăn đu đủ cần nhớ để tự bảo vệ bản thân

( VOH ) Tác dụng của đu đủ chín tốt đối với sức khỏe, đu đủ xanh cũng có khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cần nhớ các lưu ý khi ăn đu đủ để tránh các tác hại không mong muốn.

Trong tất cả trái cây, đu đủ được biết đến là một loại quả vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng vì có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Đu đủ chứa rất nhiều beta caroten, cung cấp nguồn vitamin dồi dào như: vitamin B1, B2, vitamin C, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Các dưỡng chất trong đu đủ đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón, lượng vitamin A giúp sáng mắt, ăn đủ có thể bổ máu, giúp phục hồi gan ở người bị sốt rét chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cơ thể…

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết khi ăn đu đủ mọi người cần hết sức lưu ý vì dù đu đủ là loại trái cây tốt vẫn có thể gây hại đến sức khỏe con người và nhất là không phải ai cũng đều nên ăn đu đủ.

1. 9 lưu ý khi ăn đu đủ cần thuộc nằm lòng

1.1 Phụ nữ mang thai ăn đu đủ có thể gây sảy thai

Với phụ nữ mang thai, đu đủ chín được coi là ăn toàn và bổ dưỡng nhưng đu đủ xanh lại có thể làm tăng khả năng tử cung co thắt do chất nhựa tiết ra từ đu đủ. Việc bà bầu ăn phải nhựa đu đủ xanh sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh bất thường, thậm chí là thai chết lưu.

1.2 Không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

7-luu-y-can-nho-khi-an-du-du-de-tu-bao-ve-ban-than-VOH

Cẩn trọng khi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ăn đu đủ (Nguồn: Internet)

Đủ đủ chứa nhiều chất xơ và nếu trẻ sơ sinh ăn đu đủ nhiều có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng, bé bị tiêu chảy gây mất nước. Nếu không bù đủ nước lại khiến bé bị táo bón. Do đó, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi cho bé ăn đu đủ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

1.3 Một số người không được ăn đủ

Vì đu đủ chứa nhiều đường nên không phải ai cũng có thể ăn được loại trái cây này. Một số người không nên ăn đu đủ dù chín hay sống là: người bị cao huyết áp, người bị đau dạ dày, người bị vàng da, người có cơ địa dị ứng, tiêu hóa kém hay người bị loãng máu… Những nhóm người trên nếu ăn đu đủ có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng.

1.4 Không nên ăn hạt đu đủ

Hạt đu đủ có chứa chất độc có tên carpine, do đó tuyệt đối không nên ăn hạt đủ. Vì nếu ăn hạt đu đủ với số lượng lớn có thể sẽ khiến bạn bị rối loạn mạch đập, làm suy nhược hệ thống kinh trung ương.

1.5 Không ăn đủ khi bị tiêu chảy

Cũng giống như tất cả  thực phẩm giàu chất xơ khác, bạn không nên ăn đu đủ khi đang trong giai đoạn bị tiêu chảy vì nó có thể khiến bạn rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng.

1.6 Không nên ăn đu đủ chín hàng ngày

7-luu-y-can-nho-khi-an-du-du-de-tu-bao-ve-ban-than-1-VOH

Không nên ăn đu đủ mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Dù đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn mỗi ngày và ăn trong một thời gian dài nhé. Bởi nếu ăn quá nhiều đu đủ trong thời gian dài có thể khiến cho da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng và hiện tượng tiện này chỉ chấm dứt sau một thời gian ngưng ăn chúng.

1.7 Hạn chế để đu đủ trong tủ lạnh

Nhiều người thích ăn đủ để lạnh bằng cách cho chúng vào trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, theo Đông y thì đu đủ có tính hàn việc ăn đu đủ lạnh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

1.8 Ăn nhiều gây vàng da

Do trong quả đu đủ chứa nhiều beta-caroten, đây là chất dinh dưỡng họ carotenoid giúp cơ thể bổ sung vitamin A. Ăn nhiều đu đủ sẽ làm dư lượng beta-caroten sẽ khiến da trở nên nhợt nhạt và bị vàng da. 

1.9 Nguy cơ rối loạn hô hấp

Chất papain trong đu đủ có khả năng làm dị ứng, vì thế khi ăn nhiều đu đủ sẽ làm cho hệ hô hấp bị rối loạn dẫn tới tình trạng thở khò khè, tắc nghẽn, hen suyễn,...

1.10. Gây khó tiêu

Đu đủ là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ nên khi nạp quá nhiều mức cho phép sẽ gây tình trạng đầy bụng và khó tiêu do cơ không tiêu hóa kịp lượng chất xơ nạp vào.

2. Cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ ủ hóa chất

Hiện nay, trên thị trường đu đủ được bày bán khá nhiều khiến cho người tiêu dùng hoang mang vì không biết đâu là đu đủ chín cây và đâu là đủ đủ tẩm hóa chất. Do đó, để phân biệt 2 loại đu đủ này bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

2.1 Đu đủ chín tự nhiên

  • Có một mặt chín hơn mặt còn lại do được hứng nhiều ánh sáng trời.
  • Vỏ thường có lớp nấm màu vàng trắng bên trên, thỉnh thoảng có xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ.
  • Không đều màu.
  • Khi sờ vào sẽ thấy mềm đều, những điểm có màu vàng sẽ không có nhựa.

2.2 Đu đủ ủ hóa chất

  • Vỏ sáng bóng khi nhìn từ bên ngoài.
  • Sờ vào thấy cứng dù lớp vỏ đã chuyển sang màu vàng.
  • Đu đủ ủ hóa chất thưởng sẽ chín đều từ cuống xuống dưới ngọn.

Trên đây là những lưu ý khi ăn đu đủ, hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích hơn khi ăn loại trái cây bổ dưỡng này để sức khỏe luôn được bảo vệ tốt nhất.