Chờ...

8 cách làm hết kinh nguyệt nhanh chị em nào cũng cần biết

Vào những ngày ‘đèn đỏ’ phần lớn chị em đều cảm thấy khó chịu và hầu như ai cũng muốn được rút ngắn, thậm chí là dứt hẳn kỳ kinh nguyệt của mình. Vậy có cách nào làm hết kinh nguyệt nhanh không?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ khỏe mạnh, xảy ra khi bắt đầu tuổi dậy thì và kéo dài cho đến lúc mãn kinh. Tuy nhiên, với một số phụ nữ thì kỳ kinh nguyệt là nỗi ám ảnh vì nó thường mang đến cảm giác khó chịu mỗi tháng. Và nếu muốn giảm bớt cảm giác khó chịu này chị em cần hiểu rõ về ‘ngày của mình’ là như thế nào?

1. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ

Ở tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới sẽ bắt đầu thay đổi và trở nên giống như người lớn. Một trong những thay đổi đó là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ đồng hành với nữ giới cho đến giai đoạn mãn kinh.

Các yếu tố đặc trưng cho kinh nguyệt bao gồm:

1.1 Độ tuổi có kinh

Khi bước vào độ tuổi dậy thì các bé gái sẽ phát triển cơ quan sinh sản và bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu. Trung bình, các bé gái vào độ tuổi 12 – 13 tuổi sẽ bắt đầu nhận ra dấu hiệu của kinh nguyệt.

Tuy nhiên, một số bé gái có thể có chu kỳ kinh nguyệt sớm hơn (dậy thì sớm) thường chỉ khoảng 8 – 10 tuổi, thậm chí sớm hơn. Mặc dù, điều này không phổ biến nhưng có khoảng 15% các trường hợp bé gái dậy thì sớm.

Xem thêm: Sự thật về 'ngày ấy' của phái đẹp ở từng độ tuổi 20 - 30 - 40

1.2 Chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại theo tháng, sau một số ngày tương đối bằng nhau và sẽ nằm trong khoảng từ 28 – 32 ngày, chuẩn nhất là 28 ngày. Trong đó, số ngày hành kinh sẽ dao động khoảng từ 3 – 7 ngày.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đến sớm hơn (dưới 28 ngày) hay muộn hơn (trên 28 ngày). Có trường hợp lại bị bế kinh (nhiều tháng liền không ra kinh) hoặc bị rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt lúc nhanh lúc chậm, không thể xác định được chu kỳ kinh nguyệt).

4-cach-lam-het-kinh-nguyet-nhanh-chi-em-nao-cung-can-biet-voh

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ (Nguồn: Internet)

1.3 Lượng máu kinh

Bình thường, lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ vào khoảng 50-80ml. Tuy nhiên, lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chỉ chiếm khoảng 36% (tức khoảng 5 – 25ml), còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

Do đó, trong trường hợp nếu thấy lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều, chị em nên đi khám phụ khoa để biết được nguyên nhân chính xác và có cách khắc phục hiệu quả.

1.4 Các dấu hiệu thông báo sắp tới ngày hành kinh

Trước ngày “đèn đỏ” 1 đến 2 ngày, chị em sẽ nhận thấy những dấu hiệu khác thường báo hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu có thể gặp là: đau ngực, đau bụng lâm râm; bất thường về tiêu hóa; khí hư ra nhiều; cảm xúc rối loạn; hay những dấu hiệu khác (mất ngủ, nổi mụn, da nhờn...).

Xem thêm: Mách chị em 7 cách làm giảm đau bụng nhanh nhất trong ngày ‘đèn đỏ’

2. Làm sao để hết kinh nhanh chóng?

Với những chị em luôn bị những cơn đau bụng, đau lưng, mệt mỏi... hành hạ trong những ngày hành kinh thì làm sao để hết kinh nhanh nhất luôn là vấn đề được các chị em quan tâm.

Có rất nhiều cách làm hết kinh nguyệt nhanh chị em có thể áp dụng tại nhà mà ít gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những cách làm hết kinh nguyệt sớm nhất:

2.1 Ăn những loại thực phẩm giúp kinh nguyệt nhanh ra

  • Gừng

Một trong những cách hết kinh nguyệt nhanh là dùng gừng. Gừng là loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe và có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị chứng kinh nguyệt kéo dài hiệu quả.

Để hết kinh nguyệt nhanh chị em chỉ cần đập dập miếng gừng cho vào nước ấm uống dần hoặc nướng 1 vài miếng gừng và ngậm trong miệng. Ngoài ra, có thể trộn gừng giã nhỏ với rượu trắng rồi massage lên bụng để giúp nhanh hết kinh và giảm đau bụng trong ngày ‘đèn đỏ'.

  • Bột hạt vừng

Chỉ cần pha 2 muỗng bột cà phê hạt vừng với khoảng 200ml nước, uống mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ cảm thấy những ngày đèn đỏ không còn khó chịu nữa.

  • Cần tây

Cần tây được xem là thực phẩm giúp làm hết kinh nguyệt sớm. Chất apiol có trong cần tây có công dụng kích thích cổ tử cung co thắt, đẩy kinh nguyệt ra ngoài một cách dễ dàng.

Ngoài ra, cần tây còn chứa phytochemical - chất có khả năng làm dịu cơn nóng trong cơ thể. Vì thế, trước khi có kinh 1 – 2 ngày, chị em có thể bổ sung cần tây vào bữa ăn của mình.

  • Ăn đu đủ

4-cach-lam-het-kinh-nguyet-nhanh-chi-em-nao-cung-can-biet-1-voh

Đu đủ là một loại thực phẩm có thể giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn (Nguồn: Internet)

Enzyme papain trong đu đủ có khả năng thúc đẩy thành tử cung mềm hơn, làm kinh nguyệt loãng ra, không vón cục nên giúp dòng chảy kinh nguyệt ra ngoài được dễ dàng hơn, không gây đau bụng, khó chịu. Vì thế, nếu muốn sạch kinh sớm, chị em đừng quên cho đu đủ vào chế độ dinh dưỡng của mình.

  • Nước dừa

Uống nước dừa cũng được xem là một trong những cách làm hết kinh nguyệt nhanh vì có thể giúp dễ dàng đào thải lượng máu ứ đọng trong cơ thể và làm dịu cơn đau, đặc biệt nước dừa còn giúp điều hòa chứng táo bón kinh nguyệt.

Bạn có thể uống nước dài trước kỳ kinh nguyệt vài ngày và ăn cơm đều đặn. Nên nhớ, không uống lạnh và uống quá nhiều. Không nên uống nước dừa vào buổi tối để tránh chứng tiểu đêm.

Lưu ý: Với những ai đang bị chứng rối loạn kinh nguyệt thì nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu sắt như xà lách, súp lơ, rau chân vịt, táo...bởi những loại thực phẩm này không chỉ giúp làm sạch kinh sớm và còn giúp bổ sung lượng sắt cho cơ thể.

2.2 Vận động nhẹ nhàng để nhanh hết kinh nguyệt

4-cach-lam-het-kinh-nguyet-nhanh-chi-em-nao-cung-can-biet-2-voh

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết tốt (Nguồn: Internet)

Tập thể dụng cho bụng hay massage vùng bụng là cách vô cùng hữu hiệu giúp lưu thông khí huyết. Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc vài bài tập đơn giản cùng kết hợp với hít thở sâu sẽ giúp kinh nguyệt ra rất nhanh và cơ thể cũng đỡ bị nhức mỏi.

Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chạy bộ hay vận động quá mạnh vì sẽ gây mất sức, giảm sức đề kháng và đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản về sau.

2.3 Chườm nước nóng trong vài ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt

Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi nên thường gây mệt và các cơn đau bụng tùy theo thể trạng từng người. Vì thế, chị em nên dùng nước ấm để tắm kết hợp với chườm ấm bụng để làm giãn nở các mạch máu, giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn và cơ thể được thư giãn, thoải mái.

2.4 Dùng thuốc

Sử dụng thuốc giúp làm giảm đau bụng cũng được nhiều chị em sử dụng. Một số loại thuốc còn có khả năng làm giảm lượng máu kinh chỉ còn một nửa so với bình thường. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc về kinh nguyệt trong thời gian dài.

Xem thêm: 10 lý do khiến lượng kinh nguyệt của bạn ít hơn so với bình thường

2.5 Châm cứu

Châm cứu có thể tác động lên một số huyệt, từ đó giúp tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ các cơ quan sinh sản hoạt động. Vì thế, chúng sẽ hoạt động thêm năng suất để ngày kinh nguyệt của chị em mau hết.

Tuy nhiên, muốn sạch kinh sớm chị em cần thực hiện theo đủ liệu trình và không bỏ dở giữa chừng.

2.6 Sử dụng thảo dược

Một số loại thảo dược có tác dụng làm dịu bớt cơn đau bụng kinh cũng như rút ngắn đi số ngày “đèn đỏ”. Các thảo dược chị em có thể tham khảo là: rễ bạch chỉ, trà làm từ lá mâm xôi tươi hoặc sấy khô...

2.7 Massage vùng bụng dưới

4-cach-lam-het-kinh-nguyet-nhanh-chi-em-nao-cung-can-biet-2-voh

Massage vùng bụng dưới có thể giúp tống máu kinh ra ngoài nhanh hơn (Nguồn: Internet)

Tương tự như chườm nóng, massage vùng bụng dưới vừa giúp làm giảm cơn đau bụng kinh, vừa có thể kích thích cơ thể phóng thích máu ra ngoài. Chị em có thể thực hiện việc massage vùng bụng tại những không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng tắm và hãy nhớ phải thực hiện điều này một cách thư giãn.

2.8 “Làm chuyện ấy” để rút ngắn ngày đèn đỏ

Một trong những cách làm hết kinh nguyệt sớm chính là “làm chuyện ấy”. Những cơn co bóp tử cung ở thời điểm cực khoái sẽ giúp đẩy máu và các mô chết ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là biện pháp không được khuyến khích vì “yêu” vào ngày đèn đỏ có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm: Những giải pháp giảm đau bụng kinh (thống kinh) không dùng thuốc, chị em phụ nữ ai nên biết

3. Những điều nên làm và không nên làm trong kỳ kinh nguyệt

Ngoài những cách làm hết kinh nguyệt nhanh thì vẫn còn rất nhiều điều nên làm và không nên làm trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần lưu ý để cơ thể được khỏe mạnh và vượt qua ngày “đèn đỏ” nhàng tênh.

3.1 Những điều nên làm trong kỳ kinh nguyệt

  • Cung cấp đủ nước cho thể, nên uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều canxi như cải xoăn, cải lá xanh, các loại đậu, trứng gà, khoai tây, chuối....
  • Có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh vận động mạnh, thức khuya hay làm việc quá sức.
  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh khu vực “nhạy cảm”. Mỗi lần thay băng vệ sinh, chị em nên rửa bằng nước rửa phụ khoa, lau khô rồi mới thay băng mới.

3.2 Những điều không nên làm trong kỳ kinh nguyệt

Để ngày ‘đèn đỏ’ trôi qua một cách êm đềm, đúng thời hạn, chị em nên chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng cafein vì sẽ khiến cảm giác đầy hơi, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn những loại thức ăn quá mặn vì có thể dẫn đến hiện tượng trữ nước.
  • Không ăn những loại thực phẩm có tính hàn bởi sẽ khiến máu không lưu thông tốt, gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
  • Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính chua, chát, cay, nóng...

Trên đây là những cách đơn giản giúp làm hết kinh nguyệt nhanh mà bất cứ chị em nào cũng có thể áp dụng. Hi vọng với những cách làm trên sẽ giúp chị em không còn lo sợ ngày ‘đèn đỏ’ của mình nữa.