Chờ...

Vitamin D cải thiện chất lượng xương và tâm trạng

VOH - Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người và có thể cải thiện chất lượng xương, tâm trạng và chức năng miễn dịch.

Vitamin D được coi là một chất bổ sung dinh dưỡng phổ biến. Vậy mọi người có cần thiết bổ sung vitamin D không?

Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, ngoại trừ trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tiểu đường 4 nhóm người đặc biệt, hầu hết người trưởng thành không cần bổ sung thêm vitamin D

Và phương pháp bổ sung vitamin D là “liều thấp hàng ngày” sẽ tốt hơn “liều cao không liên tục”.

vitamin D-cai-thien-chat-luong-xuong
Bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc viên uống bổ sung vitamin D - Ảnh: TVBS

Vitamin D cải thiện tâm trạng và phản ứng viêm

Ngô Thư Đình, bác sĩ điều trị tại Khoa Nội tiết và Chuyển hóa tại Bệnh viện Trường Canh Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người và đặc biệt rất quan trọng đối với xương, cơ bắp và chức năng miễn dịch. Đồng thời, nó cũng có thể cải thiện tâm trạng, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm.

Đối với câu hỏi Vitamin D đến từ đâu? Bác sĩ Ngô Thư Đình cho biết, cơ thể con người có thể tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời nên còn được gọi là “vitamin ánh nắng” hoặc bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và viên uống bổ sung vitamin D.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh (25-OH vitamin D)  và các bệnh về cơ xương, chuyển hóa, tim mạch, khối u ác tính, tự miễn dịch và bệnh truyền nhiễm… chủ yếu là do hơn 40% diện tích da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thời gian tiếp xúc phải là 20 phút mỗi ngày.

Kiểm tra nồng độ vitamin D huyết thanh (25-OH vitamin D) khi có các triệu chứng

Bác sĩ Ngô Thư Đình trích dẫn “Hướng dẫn sử dụng vitamin D” mới nhất của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ nói rằng, các chủng tộc da sẫm màu như người Mỹ gốc Phi và người châu Á có nhiều khả năng có nguy cơ thiếu vitamin D do ảnh hưởng bởi tế bào hắc tố. 

Tuy nhiên, đối với những người trưởng thành khỏe mạnh có tông màu da sẫm nói chung không cần phải định kỳ kiểm tra nồng độ vitamin D huyết thanh (25-OH vitamin D), trừ khi họ bị thiếu vitamin D dẫn đến các triệu chứng trầm cảm hoặc hạ canxi máu.

Bác sĩ Ngô Thư Đình cho biết, lượng vitamin D đưa vào cơ thể hàng ngày được Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ khuyến cáo dành cho người lớn nói chung là:

•    50 đến 70 tuổi: 600 IU/ ngày.

•    Trên 70 tuổi: 800 IU/ngày.

Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích bổ sung vitamin D.

Hầu hết người trưởng thành sức khỏe bình thường không cần bổ sung vitamin D, nhưng có một số nhóm người cụ thể cần lượng vitamin D cao hơn, họ bao gồm:

1. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 1 đến 18 tuổi: nên bổ sung thêm vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên: bổ sung vitamin D có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong.

3. Phụ nữ mang thai: vitamin D có thể làm giảm nguy cơ tiền động kinh, tử vong trong tử cung, sinh non, thai nhi chậm phát triển và tử vong sơ sinh.

4. Nguy cơ cao mắc bệnh tiền tiểu đường: bổ sung vitamin D có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bổ sung vitamin D “liều thấp hàng ngày” tốt hơn “liều cao không liên tục”

Làm thế nào để bổ sung vitamin D? Bác sĩ Ngô Thư Đình cho biết, kinh nghiệm bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là chọn ăn các thực phẩm giàu vitamin D, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, các loại nấm, dầu gan cá tuyết, gan bò và cá béo, hoặc uống các viên bổ sung có chứa vitamin D hàng ngày.

Điều đáng lưu ý là bổ sung vitamin D “liều thấp hàng ngày” sẽ tốt hơn bổ sung “liều cao không liên tục”.

Nói cách khác, thay vì thỉnh thoảng bổ sung vitamin D liều cao hơn 1000IU, thì tốt hơn là nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hàng ngày hoặc uống viên bổ sung tối đa 400~1000IU vitamin D, đây là cách bổ sung vitamin D tốt hơn.