Một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng với tất cả mọi người và càng trở nên quan trọng hơn khi bạn đang mang thai. Bởi những loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong thai kỳ không chỉ tác động đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Bà bầu ăn khoai tây được không?
Khoai tây là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu không nên ăn khoai tây vì chúng chứa nhiều thành phần không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần khi mang thai. Khoai tây rất giàu protein, có đến 18 loại axit amin cần thiết và hàm lượng vitamin B trong khoai tây cũng khá cao. Vì thế, nếu bạn thèm ăn khoai tây khi mang thai, bạn có thể ăn một ít. Tiêu thụ khoai tây trong một mức độ nhất định bạn sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
2. Lợi ích sức khỏe bà bầu ăn khoai tây
2.1 Cung cấp axit folic
Khoai tây chứa nhiều axit folic. Đây là một chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi cũng như giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
Hơn thế, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị sảy thai.
Xem thêm: Sảy thai: Nguyên nhân và các triệu chứng nhận biết
2.2 Hỗ trợ tiêu hóa
Một trong những lợi ích khi bà bầu ăn khoai tây chính là giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong rất nhiều món ăn được chế biến từ khoai tây thì khoai tây nghiền là món ăn có lợi cho thai kỳ, đặc biệt với những ai đang có vấn đề về tiêu hóa bởi nó có thể giảm dịch vị axit trong dạ dày.
2.3 Tăng năng lượng
Khoai tây chứa nhiều carbohydrate (carbs) và hoạt động như một nguồn năng lượng tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần duy trì việc tập thể dục và có một chế độ ăn uống hợp lý để tránh sự tăng cân quá mức từ khoai tây và các loại thực phẩm giàu carbs khác.
Xem thêm: Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho mẹ bầu bình thường – thiếu cân – thừa cân
2.4 Phòng tránh thiếu máu
Trong khoai tây cũng chứa khá nhiều chất sắt cùng những khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi... Chính vì thế, loại củ này có thể giúp hỗ trợ chống lại bệnh thiếu máu khi mang thai.
2.5 Giàu vitamin B và C
Các vitamin B và C có trong khoai tây sẽ giúp hỗ trợ làm lành vết thương và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra chúng cũng hỗ trợ hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm khác.
2.6 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và magie, hai chất này có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp bởi nó có thể giúp làm giảm huyết áp. Vì thế, nếu mẹ bầu có thể chế biến chín cả phần vỏ khoai tây để ăn thì sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
2.7 Giải quyết vấn đề bọng mắt, thâm mắt
Phụ nữ dù đã mang thai hay chưa thì cũng đều có thể gặp phải các vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến cho mẹ bầu trong kém sắc và rất khó để khắc phục.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì khoai tây có thể giúp làm giảm quầng thâm mắt. Mẹ chỉ cần 1 vài lát khoai tây cắt mỏng hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị thâm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy tình trạng thâm quầng mắt được cải thiện.
2.8 Phương thức làm đẹp tuyệt vời
Nước ép từ khoai tây cũng được xem là một “phương thuốc tự nhiên” giúp mẹ bầu có được làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết.
Ngoài ra, khoai tây cũng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, những chất này có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai.
Xem thêm: Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa dịch corona
3. Bà bầu ăn nhiều khoai tây có tốt không?
Mặc dù khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không hẳn là an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Các bác sĩ cho rằng, bà bầu chỉ nên ăn khoai tây với mức độ vừa phải, tốt nhất là chỉ nên ăn 1 lần/tuần.
Tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể khiến bạn phải đối mặt với một số rủi ro sức khỏe, chẳng hạn như:
- Khoai tây có đốm xanh chứng tỏ đã có sự hiện diện của các hợp chất độc hại như glycoalkaloids, alpha-chaconine, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đặc biệt, độc tố có tên là solanine (chất kiềm sinh vật) trong khoai tây có thể gây ra dị tật ở thai nhi như nứt đốt sống và thiếu não.
- Ngoài ra, cấu trúc solanine trong khoai tây khá giống với hormone steroid – nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Nếu thai phụ ăn khoai tây quá nhiều, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn ancaloit có thể gây bất thường cho thai nhi.
- Phụ nữ thừa cân ăn quá nhiều khoai tây khi mang thai dễ bị béo phì.
- Bà bầu ăn khoai tây bị hỏng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Vi khoai tây chứa một lượng lớn tinh bột nên khi ăn sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình glucose, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Nếu bà bầu ăn khoài tây quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
4. Bà bầu ăn khoai tây chiên được không?
Đối với bà bầu, khoai tây chiên được coi như là “thực phẩm cấm”. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi bà bầu hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường. Đầu của các em bé này cũng sẽ có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển.
Trong khoai tây chiên cũng còn chứa nhiều chất béo và muối nên dễ gây béo phì, cao huyết áp và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, thay vì ăn khoai tây chiên, các mẹ bầu nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn.
5. Cách chế biến khoai tây tốt cho bà bầu
Nếu ăn đúng cách, đúng liều lượng thì ăn khoai tây có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Nhưng không phải cách chế biến nào cũng tốt cho phụ nữ mang thai, một số lựa chọn sau khi chế biến khoai tây để tốt cho sức khỏe mẹ bầu:
- Khoai tây nướng ( không thêm phô mai hay gia vị nào khác ).
- Khoai tây hấp.
- Khoai tây nghiền với rau và gia vị.
- Canh khoai tây cà rốt.
- Món thịt bằm khoai tây
- Súp khoai tây.
- Nấu kết hợp với các loại hoặc thịt khác.
6. Món ăn từ khoai tây tốt cho phụ nữ mang thai
Từ các cách chế biến kể trên, dưới đây là 2 công thức nấu khoai tây tốt cho bà bầu mà bạn nên thử:
6.1 Súp khoai tây và hành tây.
Nguyên liệu:
- Khoai tây: 1 trái
- Rau thơm dạng bột: 1/2 chén
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt bào: 1 ít
- Bơ: 1 muỗng cà phê.
- Muối, tiêu xay.
Cách nấu súp khoai tây và hành tây:
Khoai tây gọt vỏ xong cắt hạt lựu, hành tây thì lột vỏ rồi thái mỏng. Bắc chảo lên bếp cho bơ và hành vào xào lửa vừa tầm vài phút rồi thêm khoai tây vào để xào tầm 2 phút.
Sau khi xào xong thì đổ 1 cốc rưỡi nước vào, trồn đều và đun nấu trong nồi áp suất đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Khi hỗn hợp đã nguội bớt thì nêm muối, tiêu, rau thơm dạng khô và nửa ly nước. Tiếp tục khuấy đều và nấu trên chảo ở mức lửa vừa rồi chế ra tô và trang trí cà rốt bào sợi lên trên món ăn.
6.2 Salad khoai tây
Nguyên liệu:
- Khoai tây: 8 củ vừa.
- Giấm táo: 2 muỗng canh.
- Hành tây: 1 củ
- Trứng gà: 5 quả
- Cần cây: 2 cây
- Muối, mayonnaise, tiêu, bột tỏi, mù tạt.
Cách làm salad khoai tây:
Khoai tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi đem đi luộc và thái thành hạt lựu cho vào tô sau khi luộc xong. Cần tây rửa sạch thái từng lát. Trứng gà đem đi luộc và cắt nhỏ. Hành tây rửa sạch, đem đi xay nhỏ.
Pha hỗn hợp trộn: 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng cà phê muối, bột tỏi, 1 muỗng canh mù tạt vàng, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu. Trộn thật đều hỗn hợp và đổ vào tô khoai tây vừa luộc.
Tiếp đến cho hành tây, cần tây vào hỗn hợp và trộn đều cho thấm gia vị xong rồi chế ra dĩa. Đặt trứng luộc lên trên dĩa salad đã trộn và thưởng thức món ăn.
7. Những lưu ý cần nhớ khi chế biến khoai tây
Muốn ăn khoai tây bà bầu cần phải cẩn thận trong việc chọn lựa những củ khoai chất lượng, chế biến và ăn sao cho an toàn và hợp lý.
Khi chọn mua khoai tây hãy chọn những củ cầm lên thấy chắc tay, có hình dạng đẹp mắt, không có đốm thâm đen. Tuyệt đối không chọn những củ khoai tây đã mọc mầm và bị cắt, đặc biệt khi trên củ khoai tây có những chấm xanh.
Khi mua về, mẹ bầu nên lấy khoai tây ra khỏi túi ni-lông và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc đặt ở chỗ thông thoáng.
Khi chế biến, không dùng chung khoai tây với cà chua. Sau khi ăn ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối. Nên kết hợp khoai tây với thịt bò vì chúng có thể tạo ra những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Như vậy, khoai tây có đầy đủ chất dinh dưỡng lành mạnh cho phụ nữ mang thai và không nên bị loại trừ khỏi chế độ ăn của bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn sức khỏe bạn chỉ nên ăn với một giới hạn nhất định, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.