Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bà bầu ăn quả sung nhận được bao nhiêu lợi ích?

(VOH) - Sung là loại quả khá quen thuộc với tuổi thơ đa phần người Việt, sở hữu mùi vị khá đặc biệt nên quả sung được nhiều người yêu thích, kể cả mẹ bầu. Thế nhưng, bà bầu ăn quả sung có được không?

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều được khuyên ăn nhiều loại trái cây và quả sung là một trong những loại quả được mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, trước khi thêm quả sung và chế độ ăn của bà bầu, bạn cần phải tìm hiểu xem chúng có an toàn để có mặt trong các bữa ăn khi mang thai hay không.

1. Bà bầu ăn quả sung có tốt không?

Quả sung được coi là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe vì chúng giàu dinh dưỡng và tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai khi được tiêu thụ với lượng vừa phải.

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong quả sung chứa calo, chất xơ, đồng, mangan, kali, natri, vitamin B1, B2 và A, cũng như axit pantothenic... Vì vậy, ăn quả sung khi mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe.

ba-bau-an-qua-sung-nhan-duoc-bao-nhieu-loi-ich-voh-0
Bà bầu ăn quả sung trong thai kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Tuy vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng phụ của việc ăn quả sung, nhưng các nghiên cứu cũng không xác nhận lợi ích chắc chắn mà loại quả này mang lại. Vì thế, các chuyên gia dinh dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ăn sung như một loại trái cây trong thai kỳ.

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về số lượng quả sung có thể ăn được mỗi ngày là bao nhiêu để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Thông thường, bạn có thể ăn từ 1 – 3 quả/ngày vào các thời điểm khác nhau dưới dạng 1 bữa ăn nhẹ.

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn quả sung

Mẹ bầu có thể ăn quả sung tươi hay khô trong thai kỳ. Với sự đa dạng trong thành phần dưỡng chất, bà bầu ăn quả sung sẽ nhận được các lợi ích sau đây:

2.1 Giảm ốm nghén

Quả sung chứa khá nhiều vitamin B6, có tác dụng giúp mẹ bầu vượt qua được tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.2 Cung cấp năng lượng

Mức năng lượng trong quả sung khá cao và chúng cũng rất cần thiết cho mẹ bầu để giúp cung cấp calories cho cơ thể. Vì thế, ăn quả sung sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu vào các bữa phụ trong ngày.

2.3 Không lo táo bón

Quả sung chứa nhiều chất xơ vì thế chúng có thể giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn, làm mềm chất thải, nhờ đó giảm được tình trạng táo bón trong thai kỳ.

Xem thêm: Giải pháp giúp mẹ vượt qua chứng táo bón khi mang thai nhẹ nhàng

2.4 Giảm sinh non và sảy thai

Bà bầu ăn quả sung cũng mang đến một lượng omega-3 dồi dào cho cơ thể. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi, đồng thời giúp làm giảm tỷ lệ sinh non. Thiếu omega-3 mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ sinh non lẫn nguy cơ sảy thai trong thai kỳ.

2.5 Duy trì huyết áp và đường huyết ổn định

Hàm lượng kali trong quả sung rất phong phú nên bà bầu ăn sung sẽ giúp cân đối lượng kali và natri trong cơ thể, giúp huyết áp không bị tăng cao.

ba-bau-an-qua-sung-nhan-duoc-bao-nhieu-loi-ich-voh-1
Bà bầu ăn quả sung có thể giúp giữ huyết áp được ổn định (Nguồn: Internet)

Kali cũng là chất tham gia vào quá trình điều chỉnh lượng đường trong máu, vì thế nếu mẹ bầu muốn duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ thì có thể ăn quả sung.

2.6 Không lo ợ nóng

Ợ nóng khi mang thai là vấn đề thường gặp ở nhiều mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ. Tuy nhiên, chúng sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng nếu bà bầu ăn quả sung thường xuyên.

Trong quả sung chứa một lượng enzyme là proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua khi mang thai.

2.7 Kiểm soát cân nặng tốt

Để duy trì mức cân nặng hợp lý bà bầu có thể ăn quả sung. Chất kiềm có trong loại quả này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn khi mang thai, từ đó sẽ không còn lo lắng việc tăng cân quá mức.

2.8 Ngủ ngon hơn

Chất tryptophan trong quả sung có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh giúp mẹ bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

2.9 Cung cấp canxi cho cơ thể

Ngoài kali, trong quả sung cũng chứa nhiều canxi. Khi mang thai, nhu cầu canxi của mẹ sẽ cần phải tăng cao. Do đó, bên cạnh việc uống bổ sung canxi, mẹ cần bổ sung canxi thông qua nguồn thực phẩm và quả sung là một nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho mẹ bầu.

2.10 Ngăn ngừa ung thư vú

Các nghiên cứu có ghi nhận, trong quả sung có chứa chất giống như benzaldehyde có khả năng giúp thu nhỏ khối u. Nước từ quả sung cũng có tính chất kháng khuẩn rất tốt, vì thế, bà bầu ăn quả sung sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú.

2. 11Giảm nám da

Psoralens là một chất hóa học được tìm thấy trong quả sung. Đây là chất có thể giúp xóa bỏ các vấn đề về sắc tố da như nám da.

Xem thêm: Những phương pháp giúp bạn ‘đánh bật’ nám để ‘hồi sinh’ làn da trắng mịn

3. Bà bầu ăn nhiều quả sung có tốt không?

ba-bau-an-qua-sung-nhan-duoc-bao-nhieu-loi-ich-voh-2
Ăn quả sung với lượng vừa phải để tránh gặp phải những tác dụng phụ cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Mặc dù rất có lợi, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều quả sung khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề trong thai kỳ, đó là:

  • Gây viêm da: Bà bầu ăn quả sung quá nhiều sẽ khiến lượng psoralens trong cơ thể tăng cao và dẫn đến tình trạng viêm da.
  • Giảm đường trong máu: Ăn quả sung với lượng vừa phải có thể giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp, nhưng nếu ăn chúng với lượng nhiều sẽ khiến cho lượng đường trong máu bị hạ nhanh chóng.
  • Phân lỏng: Ăn nhiều quả sung có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng.
  • Một số trường hợp bà bầu ăn quả sung có thể bị dị ứng.

4. Những cách tiêu thụ quả sung khi mang thai

Phụ nữ mang thai nếu muốn bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống của mình thì có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Quả sung tươi: Bạn có thể ăn như một loại trái bình thường, hoặc thêm vào món salad hay chế biến thành các món ăn như sung kho thịt, sung om lươn, sung nộm chua ngọt, sung muối khế...
  • Quả sung khô: Bạn có thể cất một ít quả sung khô cùng với các loại trái cây sấy khô khác vào lọ và ăn khi thèm ăn vặt.

Quả sung là một loại trái cây bổ dưỡng mà bà bầu có thể ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi biến chúng thành một phần trong chế độ ăn uống, bạn cần tham khảo bác sĩ xem có nên ăn hay không. Hãy nhớ rằng, bất cứ loại quả nào nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây hại cho sức khỏe và quả sung cũng không ngoại lệ.

Bình luận