Có thể nói, hệ đường tiết niệu, đường sinh dục của trẻ khá phức tạp và hầu như tại nơi đó có bất cứ cơ quan nào thì sẽ có những bệnh lý tương tự. Vậy làm thế nào thể cha mẹ có thể nhận biết được những trục trặc ‘vùng kín’ của con để có biện pháp điều trị kịp thời?
Những chia sẻ từ thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Cao Nhân – Trưởng khoa ngoại tổng hợp bệnh viện nhi đồng TPHCM sẽ cung cấp đến mọi người một số thông tin cần thiết và liên quan đến vấn đề ‘trục trặc ở vùng kín’ của bé qua bài viết dưới đây.
Những căn bệnh nào ở đường tiết niệu sinh dục ở trẻ em ?
Theo chia sẻ từ bác sĩ Huỳnh Cao Nhân, hệ đường tiết niệu, hệ sinh dục ở trẻ em thường có nhiều bệnh lý khác nhau. Một số bệnh lý điển hình như:
- Ở thận: Có bệnh thận ứ nước (nguyên nhân do tắt khúc nối thận niệu quản, giãn niệu quản); bệnh thận đôi…
- Ở niệu quản: Có bệnh giãn niệu quản, trào ngược bàng quang niệu quản…
- Ở bàng quang: Có bệnh túi thừa bàng quang, bàng quan thần kinh…
Đa số các bệnh lý ở hệ tiết niệu thường chỉ được chẩn đoán thông qua các phương tiện y học hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh lý ở sinh dục ngoài mà cha mẹ có thể tự phát hiện như:
- Với bé trai thường gặp nhất là tình trạng hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu thấp, bệnh cong dương vật, vùi dương vật, dính da dương vật bìu…
- Với bé gái thì có 2 bệnh lý gia đình có thể phát hiện tại nhà đó là bệnh dính môi bé và bệnh màng trinh không thủng.
Một số bệnh lý hiếm gặp hơn mà cha mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện để thăm khám như là:
- Phì đại âm vật, dị dạng tử cung âm đạo.
- Các dị dạng hiếm gặp như: lộ bàng quang, lộ ổ nhớt, tồn tại ổ nhớt.
- Các bệnh về rối loạn phát triển giới tính.
- Nhóm bệnh về ung bướu (bứu lành tính và bứu ác tính). Ở bé trai cần chú ý đến bứu tinh hoàn. Ở bé gái sẽ là các loại bứu ở buồng trứng.
Những triệu chứng khi bé bị trục trặc vùng kín là gì ?
Bác sĩ Nhân cho biết, phần lớn trên lâm sàng cũng như phổ biến ở các gia đình hiện nay đang rất quan tâm đó là tình trạng hẹp bao quy đầu và tinh hoàn.
Và với tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ có thể phát hiện được những dấu hiệu của tình trạng này thông qua nước tiểu của bé và xem xét da bao quy đầu của trẻ. Thông thường với những bé trai bị hẹp bao quy đầu, khi đi tiểu phần da quy đầu sẽ phồng lên và em bé thường sẽ quấy trước khi đi tiểu vì bị tiểu đau.
Có nhiều bệnh lý ở hệ sinh dục, hệ tiết niệu ở trẻ em (Nguồn: Internet)
Ở bệnh tinh hoàn ẩn cha mẹ cũng có thể phát hiện sớm tình trạng này của bé bằng cách khi bé trai ra đời, ba mẹ sẽ sờ 2 bên bìu của bé để xem bé có đủ 2 tinh hoàn hay không. Nếu phát hiện bé thiếu 1 hoặc 2 bên tinh hoàn thì nên đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nào dẫn đến những bất thường ở đường tiết niệu, vùng kín của trẻ
Theo bác sĩ Nhân, phần lớn các dị tật ở đường tiết niệu sinh dục là do bẩm sinh. Có những dị tật rất dễ phát hiện nhưng cũng có những dị tật rất khó phát hiện.
Nếu là những dị tật dễ phát hiện, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp như nhìn, sờ, cảm nhận và nếu có nghi ngờ thì nên đưa em bé đi thăm khám.
Với những dị tật phức tạp hơn thì các bé cần phải có sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán như: siêu âm, city hay một số xét nghiệm cần thiết trong máu của bệnh nhân…
Và đương nhiên, không phải bất cứ dị tật nào ở đường tiết niệu, sinh dục cũng cần đến phẫu thuật. Rất ít các trường hợp cần phải mổ, do đó, các bậc cha mẹ cũng không cần phải lo lắng, nếu phát hiện những bất thường của trẻ thì điều quan trong là nên đưa trẻ đi thăm khám, để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Làm cách nào để phát hiện những ‘trục trặc vùng kín’ của bé ?
Bác sĩ Nhân cho biết thêm, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị tật nhưng cha mẹ không phát hiên sớm, nên đã để bệnh phát triển âm thầm, gây ra những tổn thương sâu và dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, cách tốt nhất để có thể phát hiện sớm những vấn đề về vùng kín ở trẻ chính là khi bé mới sinh ra, cha mẹ nên tiền hành tầm soát hết tất cả các dị tật trước, bằng cách đưa em bé đến cơ sơ tế có hỗ trợ siêu âm để có thể quan sát được hết các cơ quan bên trong như: thận, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn…
Nên đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các vấn đề ở hệ tiết niệu (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần ở những bệnh viện chuyên về nhi khoa sẽ cho kết quả thăm khám tốt hơn.
Lời khuyên bác sĩ:
Theo như chia sẻ từ bác sĩ Nhân, khi cha mẹ phát hiện hoặc có nghi ngờ bé đang mắc phải một số vấn đề ở ‘vùng kín’ thì cách tốt nhất nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
Với một số bệnh như bệnh thận nước, thận đôi, trào ngược bàng quang niệu quản sẽ được tiến hành siêu âm. Nếu phát hiện bất thường các bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện thêm một số cận lâm sàng khác để chẩn đoán .
Nếu bé đang có những vấn đề ở đường tiết niệu sinh dục thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng và không phải trường trường hợp nào cũng cần đến phẫu thuật.
Giải đáp các thắc mắc thường gặp
1. Hỏi: Bé nhà em được 3 tháng nhưng tinh hoàn một bên to, một bên nhỏ. Có người nói là bị sa ruột (thoát vị bẹn), có người nói là tinh hoàn nước (thủy tinh mạc) khiến em rất hoang mang. Vậy với tình trạng này em cần xử lý thế nào, có nên đi khám không và liệu bé có phải phẫu thuật không?
Đáp: Với bé trai 3 tháng thì ở vùng tinh hoàn có thể sẽ gặp phải rất nhiều bệnh lý khác nhau, không loại trừ bệnh thoát vị bẹn và thủy tinh mạc. Do đó, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nếu tình trạng bé là di thoát vị bẹn gây ra thì cần phải phẫu thuật sớm bởi kéo dài có thể gây tắt ruột.
2. Hỏi: Bé trai được 1 tuổi, mỗi lần đi tiểu bé thường khóc như đang bị đau. Có lúc tia nước tiểu không được mạnh. Nhìn bên ngoài thì bộ phận sinh dục bé bình thường. Vậy với tình trạng trên có phải đường tiết niệu bé có vấn đề hay không và việc điều trị thế nào là tốt nhất?
Đáp: Với tình trạng trên cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám xem bé có bị hẹp bao quy đầu hay không. Đa số các bé trai hẹp bao quy đầu thường là do sinh lý nên không nhất thiết trường hợp nào cũng cần phẫu thuật.
3. Hỏi: Bé bị hẹp bao quy đầu và cũng được bác sĩ chẩn đoán bị viêm đường tiết niệu ngược dòng. Vậy viêm đường tiết niệu ngược dòng là như thế nào và tình trạng bé như vậy thì cần phải làm sao ?
Đáp: Để hiểu viêm đường tiết niệu ngược dòng cần biết được khái niệm viêm đường tiết niệu xuôi dòng là gì? Bình thường, nước tiểu đi từ thận xuống niệu quảng, bàng quan và đi ra ngoài và viêm đường tiết niệu ngược dòng chính là việc nước tiểu đi theo đường ngược lại. Khi em bé bị hẹp bao quy đầu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và đi ngược lên bàng quan, niệu đạo, thậm chí là thận để gây bệnh.
Để khắc phục này cách tốt nhất là không để ứ đọng nước tiểu tại bàng quang quá lâu và biện pháp chính là cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Trên đây là những chia sẻ của thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Cao Nhân – Trưởng khoa ngoại tổng hợp bệnh viện nhi đồng TPHCM về những trục trặc ở vùng kín của bé. Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu được những vấn đề xoay quanh hệ đường tiêu tiết niệu, hệ sinh dục của trẻ nhỏ cũng như biết được những biện pháp xử lý khi gặp phải tình trạng trên.
Nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện của bác sĩ, các bạn có thể nghe tại audio bên dưới:
Vì sao trẻ bị rôm sảy? Cách chữa trị hiệu quả cha mẹ cần phải biết : Làn da bé vốn rất mỏng manh nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ gây nên các hiện tượng kích ứng và khiến trẻ bị rôm sẩy có thể làm ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe sau này của bé.
Lý giải nguyên nhân hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt : Với trẻ sơ sinh, hiện tượng nấc cụt thường xuyên xảy ra, tuy nhiên bản chất của hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc là gì, nguyên nhân ra sao thì vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chưa nắm rõ.