Trẻ bị rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng lại có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu không được điều trị đúng cách. Và thực tế vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh còn mơ hồ về căn bệnh này.
1. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy là gì ?
Bệnh rôm sảy có tên khoa học là prickly heat hay miliaria, còn có một tên gọi khác là phát ban nhiệt, thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm ướt. tạo điều kiện cho các loại vị khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da.
Khi thời tiết nóng làm cho trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn, nếu lượng mồ hôi không thoát sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay các chất cặn bã bịt kín cũng sẽ gây nên tình trạng trẻ em bị rôm sảy.
Bệnh rôm sảy ở trẻ em có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên, các bé từ 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi sẽ gặp phải tình trạng này nhiều hơn ở độ tuổi khác.
1.1 Trẻ bị rôm sảy thường có những triệu chứng gì ?
Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy thường là sự xuất hiện từng đám, từng mảng rôm sảy lớn ở vùng da bài tiết mồ hôi ở cổ, đầu, lưng, ngực trán, mông…thậm chí là khắp người, tổn thường gây ra là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ. Những trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng sẽ thấy có mụn mủ trắng nên các vết sần.
Bệnh rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Nguồn: Internet)
Dựa theo độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, tình trạng trẻ bị rôm sảy được chia thành 4 loại thường gặp nhất, chính là:
- Rôm sảy dạng tinh thể: Là dạng rôm sảy ở cấp độ nhẹ nhất, chỉ gây ảnh hưởng tới ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Khi trẻ bị rôm sảy dạng tinh thể thường sẽ xuất hiện các nốt mụn nước và bóng nước dễ vỡ.
- Rôm sảy gai (còn gọi là rôm sảy đỏ): Khi bị rôm sảy gai sẽ xuất hiện các triệu chứng như mụn đỏ, ngứa hoặc có cảm giác như bị kiến cắn ở vùng bị ảnh hưởng, nặng hơn sẽ gây đau rát. Loại rôm sảy này thường ở ở trẻ sơ sinh trong 1 đến 3 tuần đầu tiên sau sinh.
- Rôm sảy mủ: Là một loại rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự xuất hiện của loại rôm sảy này thường do viêm nang mồ hôi.
- Rôm sảy sâu; Đây là loại rôm sảy thường ít gặp hơn những loại trên và có thể gây ảnh hưởng tới hạ bì (lớp sâu dưới da) của bé. Khi mồ hôi rỉ ra khỏi tuyến mồ hôi trong da, sẽ khiến trẻ bị rôm sảy mẩn ngứa và gây nên các tổn thương có màu đỏ giống như da gà. Hậu quả của việc này chính người bệnh dễ bị chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, kiệt sức.
1.2 Tại sao bé bị rôm sảy nhiều ?
Bé bị rôm sảy nhiều thường do phản ứng viêm của da khi bị kích thích, bị bít lỗ chân lông. Vào những ngày thời tiết nóng bức, nhất là mùa hè sẽ khiến trẻ rất dễ tiết ra mồ hôi, đặc biệt là trẻ hiếu động.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy ở trẻ em có thể kể đến như:
- Do yếu tố thời tiết: Vào mùa hè là thời điểm trẻ bị rôm sảy nhiều bởi vào những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao khiến cho làn da khó bài tiết, dẫn tới tuyến mồ hôi làm việc quá sức và hình thành nên rôm sảy.
- Do quần áo: Với những trẻ mặc quần áo chật, không có độ co giãn và kém thoáng mát sẽ làm gây nên tình trạng bí bách mồ hôi, làm bít tắc tuyến mồ hôi và từ đó cũng dẫn đến việc trẻ bị rôm sảy.
- Việc sử dụng lồng ấp cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy nhiều bởi lòng ấp gây nóng bức, khó chịu và khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
- Ở những trẻ hiếu động khi hoạt động nhiều cũng làm tăng lượng tiết mồ hôi, dẫn tới ứ đọng và lâu dần sẽ tạp ra rôm sảy.
1.3 Bệnh rôm sảy ở trẻ thường xuất hiện ở đâu ?
Như đã nói, trẻ em có thể bị nổi rôm xảy ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể., nhưng thường thấy nhất là:
- Trẻ bị rôm sảy ở mặt: Nguyên nhân do mồ hôi từ tuyến bài tiết trên đầu chảy xuống mặt và cổ, dẫn tới bí tắc lỗ chân lông và hình thành nên bệnh rôm sảy. Lưu ý, ở vị trí này bệnh tuy không gây nguy hại tới sức khỏe, nhưng nếu xuất các bé cần cẩn cẩn thận vì có thể để lại sẹo ảnh hưởng tới ngoại hình của bé sau này.
- Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Cùng với mặt thì cổ cũng là vùng da nhạy cảm và gây nhiều ảnh hưởng tới ngoại hình, do đó nếu thấy trẻ bị rôm sảy ở khu vực này cha mẹ cần điều trị sớm tránh để lại sẹo.
- Bé bị rôm sảy trên đầu: Da đầu là nơi dễ bị rôm sảy nhất ở tre nhỏ vì có sự tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn dẫn tới đổ mồ hôi nhiều, gây bít lỗ chân lông. Không những thế, vùng đầu còn có sự che phủ của tóc nên rất dễ nóng ẩm, ứ đọng chất bẩn hình thành nên bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây rôm sảy.
Bệnh rôm sảy có thẻ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể (Nguồn: Internet)
1.4 Trẻ bị rôm sẩy gây ra nguy hiểm gì ?
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu được chăm sóc kỹ và đúng cách thì bệnh sẽ hết trong khoảng từ 7 – 10 ngày và cũng sẽ không gây ra các vấn đề gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng nhưng không được xử lý đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:
- Gây sốc nhiệt.
- Nhiễm trùng ở vùng da tổn thương
- Vi trùng phát triển dẫn tới bội nhiễm, gây ra rôm sảy mủ.
Khuyến cáo: Những trẻ bị rôm sảy mủ thường bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến các vấn đề về làn da và sức khỏe.
2. Khi bé bị rôm sảy làm sao cho hết ?
Để biết trẻ bị rôm sảy làm thế nào cho hết thì các bậc phụ huynh trước hết cần phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy cho bé, từ dó mới có được những hướng điều trị bệnh phù hợp.
Nếu bé bị rôm sảy ở đầu thì nên cắt tóc ngắn hoặc thay đổi kiểu tóc hoặc có thể cắt trọc nếu là trẻ nhỏ.
Nếu trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người nên cần phả chú ý tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo cho bé, giữ da bé luôn được không thoáng.
Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc với những trẻ bị rôm sảy nên tắm gì ? Đối với trẻ bị nổi rôm sảy thì cha mệ nên sử dụng nước ấm và sữa tắm chuyên dụng cho trẻ. Sau khi tắm xong lau khô người bé .
Trẻ bị rôm sảy nên tắm nước ấm và sữa tắm chuyên dùng cho trẻ (Nguồn: Internet)
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh cọ sát lên da, không để trẻ chơi dưới ánh nắng gắt và cần thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ. Với những bé dưới 1 tuổi không nên ôm bé cả ngày, có thể để bé nằm chiếu để được thông thoáng và tự do.
Một số loại nước mát, bổ sung vitamin có trong rau xanh, trái cây cũng rất tốt cho bé nên cha mẹ có thể bổ sung những thức uống này để giúp trẻ giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
2.1 Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì
Nhiều cha mẹ khi thấy con mình bị rôm sảy thường sẽ ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường bệnh rôm sảy vẫn chưa có thuốc và các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lại dụng thuốc điều trị cho trẻ bởi tình trạng nổi rôm sảy sẽ hết khi tuyến mồ hôi thông thoáng lại.
Điều quan trọng chính là sự chăm sóc của cha mẹ vì sẽ giúp điều trị rôm sảy nhanh hết vừa góp phần phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ hiệu quả.
2.2 Điều trị trẻ bị rôm sảy theo cách dân gian
Một số bài thuốc dân gian chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ có thể áp dụng như:
- Lá chè xanh: Dù một nắm to lá chè xanh rửa sạch, bóp nát đem nấu cùng với nước. Sử dụng nước lá chè xanh để tắm cho bé để làm mát da và kháng khuẩn.
- Mướp đắng (khổ qua): Dùng 2 trái mướp đắng rửa sạch rồi cắt khoanh, xay nhuyễn. Lấy cho bã bỏ vào miếng vải buộc chặt, nấu nước cho bé tắm. Thực hiện như vậy đều đặn trong vòng 1 tuần.
- Lá kinh giới và lá đậu ván: Nếu hỗn hợp trên với một lượng nước vừa phải và tắm cho bé.
- Nước muối ấm: Pha nước ấm cùng với chút muối, vắt thêm 1/2 quả chanh để tắm cho bé. Lưu ý, dùng lượng muối và chanh vừa phải để tranh da bé bị rát.
2.3 Điều trị trẻ bị rôm sảy theo Đông Y
- Bài 1: Lấy một nắm rau sam, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước rồi pha với nước để tắm cho trẻ bị rôm sảy. Có thể dùng lá kinh giới vò nát, pha cùng với nước tắm cho trẻ cũng rất tốt.
- Bài 2: Bột sắn 10g, rau má tươi 30g. Rửa sạch rau má, giã nát rồi cho thêm nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má hòa cùng với bột sắn dây, thêm chút đường rồi cho bé uống hàng ngày.
- Bài 3: Lá ngải cứu 30g, lá sài đất 20g, 50g lá nhài tất cả rửa sạch và sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Ngày uống 2 - 3 lần, uống liên tục trong vòng 3-5 ngày sẽ đỡ. Hoặc bạn có thể sử dụng 5g hoa kim ngân hoặc 10 cành lá kim ngân rửa sạch rồi sắc cho bé bị rôm sảy uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Cha mẹ khi áp dụng các bài thuốc Đông Y chữa bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ cần tham khảo thêm ý khiến bác sĩ Đông y để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Thông thường sau 7-10 ngày bé sẽ hết rốm sảy (Nguồn: Internet)
2.4 Khi nào đưa bé sơ sinh bị rôm sảy đến bệnh viện?
Thông thường, sau 7-10 ngày bé sẽ hết rốm sảy nhưng nếu tình trạng này kéo dài và dấu hiệu lan rộng, hoặc cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bị tái phát nhiều lần hay bị nhiễm trùng da, sốt thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
3. Phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ như thế nào?
Cha mẹ cần chủ động phòng tránh tình trạng trẻ em bị rôm sảy bằng cách:
- Không nên cho trẻ chơi ngoài nắng, đặc biệt là sau 10h sáng, lúc này tia tử ngoại hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng tới tế bào da của em bé.
- Nên chọn phòng rộng, thoáng mát,nhiệt độ thích hợp trong phòng bé ở khoảng 27-28 độ C.Không nên để không khí quá lạnh hoặc quá khô vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.
- Cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Các loại nước mát tốt cho sức khỏe bé như: Nước chanh, bột sắn dây, rau má…
- Mặc áo dài, đội mũ rộng vành cho trẻ trước khi ra ngoài nắng (từ 10h sáng tới 16h chiều) để tránh tác hại của ánh nắng.
Hi vọng với những thông tin về tình trạng trẻ bị rôm sảy trong bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích và cần thiết cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ.
Lưu ý đến những vấn đề nhỏ nhất từ con để bé được phát triển một cách toàn diện nhất.