Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Các cách giảm tình trạng đau xương chậu khi mang thai

( VOH ) - Đau xương chậu khi mang thai, khiến không ít bà bầu bị đau đớn và khó chịu. Những cách giúp giảm đau xương chậu dưới đây sẽ giúp bà bầu có được một thai kì nhẹ nhàng

Theo các thống kê cho thấy có khoảng 1/300 bà bầu sẽ phải hứng chịu các biểu hiện của triệu chứng đau xương chậu trong thời gian mang thai. Nhiều mẹ bầu thường cho rằng, đây là tình trạng chung của phụ nữ khi mang thai, nhưng thật ra tình trạng đau xương chậu sẽ được cải thiện nếu như biết cách điều trị hiệu quả.

1. Đau xương chậu khi mang thai là như thế nào?

Hội chứng đau xương chậu khi mang thai được xếp vào một trong những tình trạng có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe bà bầu.

Vùng xương chậu được chia làm ba phần. Hai bên xương chậu được kết nối với nhau ở phía trước bằng mu khớp xương. Khớp nối này được tăng cường bằng một hệ thống các mô vững chắc và linh hoạt, gọi là dây chằng.

Để giúp thai nhi đi qua vùng xương chậu và chào đời, cơ thể người mẹ thường tiết ra một loại hormone có tên là relaxin để làm mềm các dây chằng tại đây. Nhưng relaxin lại khiến các cơ này căng dần dẫn đến hiện tượng đau xương chậu khi mang thai.

cach-giam-dau-xuong-chau-o-phu-nu-mang-thai-VOH

Đau xương chậu khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)

2. Các nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhẫn dẫn đến tình trạng phụ nữ bị đau xương chậu khi mang thai. Và một trong số những yếu tố gây đau xương chậu khi có bầu chính là do:

  • Sự sản sinh hormone ogesterone và relaxin đã khiến phụ nữ gặp phải các cơn đau xương chậu, háng và hông.
  • Những thay đổi về vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi cũng sẽ gây ra những khó chịu ở vùng xương chậu, lưng, hông… Trong 3 tháng dầu thai kỳ, mặc dù thai nhi vẫn chưa quá lớn, tuy nhiên, việc cơ thể người mẹ có những thay đổi, tạo ra áp lực lên khu vực này đã dẫn đến tình trạng đau vùng xương chậu.
  • Ngoài ra, khi thai 38 tuần đau xương chậu sẽ đạt đỉnh điểm bởi lúc này thai nhi đã xoay đầu và túc trực ở vị trí thất nhất để chuẩn bị chào đời.

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì hiện tượng đau vùng xương chậu khi mang thai còn phụ thuộc vào quá trình sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đi lại nhiều hoặc thường xuyên lao động, bưng bê đồ vật nặng… cũng có thể gây ra các cơn đau vùng xương chậu.

3. Đau xương chậu khi mang thai kéo dài bao lâu?

Thông thường, tình trạng đau xương chậu khi mang thai thường tập trung chủ yếu ở vùng hông, lưng, quanh mông và vùng xương chậu. Một số trường hợp, thai phụ sẽ chỉ đau 1 bên xương chậu như đau vùng xương chậu trên trái, đau xương chậu phía sau… hoặc đau xương chậu sau khi sinh xong.

Biểu hiện của hội chứng đau xương chậu ở phụ nữ mang thai chính là đau lưng, hông và vùng chậu, kèm theo đó là sự nhức nhối xung quanh vùng mông. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tần số đau, thời gian xuất hiện trứng sẽ khác nhau.

cach-giam-dau-xuong-chau-o-phu-nu-mang-thai-1-VOH

Thời gian đau xương chậu ở mỗi thai phụ là khác nhau (Nguồn: Internet)

Nhiều thai phụ chỉ thỉnh thoảng mới gặp một, hai biểu hiện đau ở vùng xương chậu, tuy nhiên cũng có những mẹ bầu sẽ phải trải nghiệm những cơn đau này trong suốt thai kỳ của mình.

Đặc biệt, với những phụ nữ bị đau xương chậu khi mới mang thai giai đoạn 3 tháng đầu thường sẽ có những biểu hiện điển hình như đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, tử cung… Các cơn đau có xu hướng gia tăng nhiều hơn khi mẹ bầu đi lại nhiều, leo cầu thăng hoặc xoay người trong lúc ngủ.

4. Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không ?

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai được cho là nguy hiểm hay không cần phải phụ thuộc vào mức độ cũng như vị trí đau.

Ở một mức độ nhất định, thì những cơn đau và áp lực xảy ra ở vùng xương chậu là chuyện bình thường, nó chỉ khiến chị em có cảm giác khó chịu và mệt mỏi.

Tuy nhiên, khi các cơn đau không không chỉ dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà còn có những cơn đau nhói giống như vùng chậu bị thắt lại thì thai phụ nên đi thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác mà các mẹ bầu cũng cần lưu ý như bị chảy máu âm đạo, chuột rút, rỉ nước ối nhiều, các cơn đau có thắc dữ dội. Và nếu cảm nhận thai nhi có những chuyển động bất thường hay ngừng hoạt động thì thai phụ cần đến cơ sở y tế được được kiểm tra ngay.

5. Các cách giúp giảm đau xương chậu khi mang thai

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng hiện tượng đau mỏi xương chậu khi mang bầu là biểu hiện khó chịu trong mà bất cứ thai phụ nào cũng sẽ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ,nhưng thật ra, tình trạng này có thể được được thuyên giảm nếu các mẹ áp dụng các cách giảm đau xương chậu khi mang thai đơn giản sau đây:

  • Trong quá trình mang thai tránh đi lại nhiều, chỉ nên đi bộ vài bước ngắn và nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý nên nằm nghiêng một bên hoặc nẳm ngửa ở tư thế đầu và chân được nâng nên sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và đơn đau nhức hơn.

cach-giam-dau-xuong-chau-o-phu-nu-mang-thai-2-VOH

Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý giúp làm giảm hiện tượng đau xương chậu khi mang thai (Nguồn: Internet)

  • Để xoa dịu các cơn đau ở xương chậu, mẹ bầu có thể dùng một túi nước nóng hoặc đá đắp lên vùng đau nhức.
  • Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực nên xương châu.
  • Thai phụ có thể sử dụng đai hỗ trợ để làm giảm các áp lực lên vùng xương chậu. Tuy nhiên, khi sử dụng đai hỗ trợ thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại đai phù hợp với số tuần mang thai, cũng như hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng cảm giác đau ở vùng xương chậu.
  • Mẹ bầu cũng có thể áp dụng các biện pháp tác động từ bên ngoài như xoa bóp, châm cứu để cơ thể thư giãn và giúp giảm đau. Nhưng trước khi áp dụng các biện pháp này nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng, cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.

Các mẹ cần lưu ý, tình trạng đau vùng xương chậu không chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai mà thai phụ vẫn sẽ gặp phải hiện tượng đau vùng xương chậu sau sinh. Chứng đau này có thể kéo dài thêm một thời gian ngắn rồi mới hết hẳn.

Hiện tượng đau vùng xương chậu khi mang thai xảy ra ra khá phổ biến, do đó, bên cạnh việc áp dụng các biện pháo giúp làm đau xương chậu thì thai phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bách sĩ thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Bình luận