Một số thói quen xấu ở trẻ nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng gây ra những vấn đề lớn khi họ lớn lên. Dưới đây là những thói quen xấu cha mẹ cần sửa ngay cho trẻ nhỏ.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Một thói quen xấu của trẻ nhỏ hiện nay chính là ăn đồ ăn vặt “vô tội vạ”, thậm chí có những đứa trẻ không ăn gì ngoài những món quà vặt.
Đây là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con, có thể gây béo phì hay bệnh cao huyết áp.
Để giúp trẻ bỏ ngay thói quen không tốt của trẻ này, cha mẹ hãy tạo nên những bữa ăn hấp dẫn hơn để cuốn hút trẻ, đừng quên học những công thức nấu ăn mới, trang trí món ăn thật thú vị để trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Nếu trẻ không thích loại thực phẩm nào đó cha mẹ hãy thử chọn một loại khác cùng nhóm chất, điều này đảm bảo con vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn hứng thú với bữa ăn.
Cha mẹ cũng nên thay đồ ăn vặt bằng trái cây, các món salad giàu dinh dưỡng cho bữa xế. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ yêu thích những bữa ăn chính hơn, bỏ được thói quen ăn vặt.
Xem tivi, ipad khi ăn
Có thể nói đây là hình ảnh quen thuộc ở nhiều gia đình, có nhiều trẻ nhỏ phải được xem những chương trình yêu thích mới chịu ăn. Thói quen xấu của trẻ này được hình thành từ nhỏ khi mà người chăm sóc thường xuyên cho trẻ ăn cùng với việc xem một chương trình nào đó.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn trước tivi có thể khiến tình trạng tăng cân diễn ra nhanh hơn, bởi khi trẻ tập trung vào chương trình yêu thích não bộ sẽ không nhận được “lời nhắc” của cơ thể là đã no, và dẫn đến việc con ăn quá mức.
Bên cạnh đó, khi trẻ vừa ăn vừa xem tivi sẽ khiến họ không tập trung vào bữa ăn và khiến bữa ăn kéo dài, gây nên tình trạng chán ăn.
Vì thế cha mẹ hãy sửa ngay thói quen xấu ở trẻ nhỏ này và tận dụng quãng thời gian ngắn ngủi để gia đình cùng nhau thưởng thức bữa ăn đầm ấm nhé.
Đi ngủ muộn
Trẻ nhỏ cần ngủ khoảng 11 - 13 tiếng mỗi đêm, nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ thì trẻ sẽ dễ mệt mỏi, cáu kính; và về lâu dài điều này khiến tư duy chậm phát triển, giảm trí nhớ.
Vì thế bố mẹ cần có ngay biện pháp để thay đổi thói quen xấu của trẻ, giúp con có được giấc ngủ khoa học, chất lượng. Nếu đến giờ đi ngủ mà trẻ không buồn ngủ mẹ có thể đọc truyện cho bé nghe, gãi lưng nhẹ để con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thức dậy muộn
Nhiều người thành công cho rằng thành tựu mà họ có được là nhờ dậy sớm. Khuyến khích trẻ hình thành thói quen dậy sớm sẽ giúp trẻ có thêm thời gian trong ngày đồng thời dạy trẻ tính trách nhiệm và tính kỷ luật.
Chạm vào bộ phận riêng tư
Thói quen xấu này thật sự gây bối rối cho cha mẹ. Thay vì phản ứng tiêu cực, hãy dạy trẻ tên của các bộ phận cơ thể. Đánh lạc hướng trẻ khi trẻ làm điều này ở nơi công cộng.
Không nói lời cảm ơn và xin lỗi
Dạy trẻ cách cư xử cơ bản như nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi” có thể giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác. Điều này cũng dạy trẻ về trách nhiệm và sự đồng cảm.
Dùng ngôn ngữ thô lỗ và xúc phạm
Dân gian thường nói, đứa trẻ chính là tấm gương phản chiếu lại hành động, cử chỉ của người lớn. Nếu người lớn trong gia đình thô lỗ với nhau hoặc sử dụng ngôn ngữ xấu, trẻ sẽ lây thói quen này và rất khó để sửa.
Khi ra đường, trẻ cũng sẽ lặp lại những lời chửi rủa trước mặt bạn bè và người lớn khác. Việc sửa đổi này nên bắt đầu từ những người lớn trong gia đình.
Mọi người trong gia đình cần phải thay đổi cách nói chuyện, ứng xử. Có phương pháp uốn nắn và chỉ dạy trẻ từ từ. Cha mẹ phải kiên nhẫn sửa sai và cố gắng giải thích cho trẻ rằng việc sử dụng những ngôn từ như vậy là sai.
Thường xuyên nói dối
Thói quen này của trẻ nhằm thoát khỏi sự trừng phạt và la mắng. Do đó, phụ huynh cần tránh hành động la mắng trẻ khi có bất kỳ sự việc nào. Nói chuyện một cách nhẹ nhàng và nghiêm túc để trẻ hiểu được vấn đề sẽ tốt hơn. Cần khen thưởng cho trẻ khi trẻ biết trung thực.
Hầu hết các thói quen xấu hình thành do căng thẳng hoặc buồn chán vì thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng duy trì bầu không khí vui vẻ và yêu thương trong gia đình để giảm đi sự căng thẳng cho trẻ. Luôn dành cho trẻ lời khen ngợi và an ủi khi trẻ cảm thấy lo lắng.
Các thói quen xấu ở trẻ có thể được hình thành từ rất sớm. Đa số trẻ sẽ thay đổi khi lớn dần và ý thức được. Tuy nhiên, cha mẹ cần có cách dạy và uốn nắn trẻ dần từ nhỏ.