Mang thai 33 tuần, tức là bạn đang ở rất gần tháng mang thai cuối cùng của mình rồi. Nếu bạn muốn biết trong tuần này bé phát triển ra sao và cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
1. Sự phát triển thai nhi 33 tuần tuổi
Từ tuần 33 trở về sau, thai nhi sẽ có một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bé bắt đầu có những phản ứng rõ rệt như đứa trẻ sơ sinh. Có sự nhạy cảm với ánh sáng, bé đã biết nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi thức. Đặc biệt, ở tuần này bé có thể phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm.
Nước ối vẫn đóng vai trò quan trọng đối với bé lúc này, không chỉ giúp nhiệt độ của bé ấm hơn so với nhiệt độ cơ thể mẹ mà còn có tác dụng giữ cho em bé luôn ấm áp cho đến ngày sinh.
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Cơ thể bé hiện đang phát triển hiện thống miễn dịch độc lập, nhờ vào các kháng thể mẹ đã cung cấp thông qua nhau thai.
Xương tiếp tục phát triển để cứng cáp hơn. Tuy vậy, hộp sọ vẫn còn khá mềm mại và những điểm mềm mại trong hộp sọ của bé vẫn duy trì trong vài năm đầu tiên sau khi chào đời.
Lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy để giúp bé tròn trĩnh hơn. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé cũng đang tiếp tục trưởng thành.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
2. Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Theo sự phát triển của thai nhi, bé 33 tuần tuổi có thể đạt cân nặng khoảng 2.1kg và dài khoảng 46cm. Kể từ tuần này, năng lượng bé nhận được sẽ tập trung để phát triển cân nặng, chiều dài của bé sẽ không còn tăng nhiều như trước.
Các chỉ số thai nhi 33 tuần dao động như sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 77 – 89mm.
- Chiều dài xương đùi (FL): 58 – 70mm.
- Chu vi vòng bụng (AC): 254 – 334mm.
- Chu vi vòng đầu (HC): 290 – 326mm.
Xem thêm: Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi mới nhất 2020, mẹ bầu nào cũng cần phải biết
3. Dấu hiệu mang thai 33 tuần
Khi mang thai 33 tuần, cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho những nhu cầu sắp đến của cơn đau bụng đẻ và sinh con. Các tuyến tạo sữa sẽ tăng lên, làm cho ngực mẹ to thêm. Cơ bắp có thể sẽ bị căng sưng do sức nặng của bé đã phát triển gần như đầy đủ.
Các hoạt động của bé như đạp, huých vào bụng mẹ ban đêm có thể khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra, chứng chuột rút ở chân, chứng ợ nóng, bụng căng to cũng là những nguyên nhân khiến bạn ngủ không yên giấc.
Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều các triệu chứng mang thai khác như:
- Suy giãn tĩnh mạch.
- Đau dây chằng trong.
- Tóc, móng tay mọc nhanh hơn và giòn hơn.
- Bị khó thở.
- Hay quên.
- Xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks.
Những cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện nhiều hơn trong tuần này (Nguồn: Internet)
3.1 Cơ thể của mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai tuần 33
Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu ở tuần này được thấy rõ ràng vì thai nhi đã trở nên lớn hơn và lấp đầy bụng mẹ khiên mọi sinh hoạt hàng ngày, đi lại trở nên khó khăn. Lúc này mẹ sẽ có cảm giác nặng nề, từ những việc tìm kiếm chỗ ngồi hay chỗ ngủ cũng là vấn đề thách thức.
Ngoài ra ở tuần thai thứ 33 thì mẹ bầu còn có thể bị các chứng đau, tê ở cổ tay, bàn tay và ngón tay. Khi các mô trong cổ tay giữ nước nhiều sẽ gây áp lực trong ống cổ tay của mẹ, từ đó dẫn đến ổng cổ tay bị chèn ép gây cảm giác đau âm ỉ, đau rát và ngứa ran.
Ở tuần này, tâm trạng của bạn cũng không khác nhiều so với tuần trước, thậm chí đôi lúc bạn còn thiếu kiên nhẫn và mong muốn bé yêu sớm được chào đời.
Ngoài ra, bạn sẽ hơi ủy mị và dễ bị xuống tinh thần. Những mệt mỏi trong người, chân và lưng đau nhức khiến bạn chỉ muốn được nằm cả ngày. Điều này không có gì là quá tệ, với bà bầu 33 tuần thai thì việc nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn là vô cùng cần thiết. Đây là thời điểm bạn bạn cần chăm sóc bản thân thật tốt để cả tâm sinh lý đều trong trạng thái ổn định.
3.2 Thai nhi 33 tuần đạp như thế nào ?
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bé yêu dành rất nhiều thời gian để ngủ và hoàn thiện các chức năng của não bộ. Tuy nhiên, ngay cả khi bé ngủ thì bạn vẫn có thể cảm nhận những cử động nhất định của con, nhất là vào ban đêm. Bạn có thể cảm nhận bụng mình như đang có một chú cá nhỏ đang bơi bên trong.
Nguyên nhân khiến thai nhi thường đạp nhiều nhiều vào ban đêm là do đây là khoảng thời gian bé rất nhạy cảm với các giác quan của mình. Do đó, những âm thanh hay tiếng động to hoặc bầu không khí quá yên ắng cũng sẽ kích thích sự tò mò của bé.
Xem thêm: Giúp mẹ nhận diện những lý do khiến bé cưng đạp nhiều vào ban đêm
4. Mẹ bầu cần làm gì ở thai tuần 33
4.1 Nên nằm nghiêng khi ngủ
Khi bước vào thời tam cá nguyệt thứ 3, thì nhiều người khuyên mẹ bầu nên ngủ nghiêng và không nên nằm ngửa khi ngủ vì dễ tăng nguy cơ thai chết lưu. Ngay cả ngủ vào buổi trưa hay đêm thì mẹ bầu nên ngủ nghiêng để giảm áp lực của bụng mang lại và dễ ngủ.
4.2 Tập yoga
Việc tập yoga trong giai đoạn này sẽ giúp các cơ bắp được hoạt động khỏe mạnh, ít làm stress các cơ khớp trong cơ thể. Ngoài ra nhờ tập yoga thì mẹ bầu sẽ biết cách sử dụng kỹ thuật thở đúng cách, giúp ích nhiều trong quá trình chuyển dạ.
Nhờ tập yoga nên các cơ sàn chậu được săn chắc giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng bị căng cơ, xì hơi ngay cả trong kỳ mang thai hay đã sinh em bé.
4.3 Lên kế hoạch sinh
Khi đến giai đoạn này thì mẹ bầu nên chuẩn bị kế hoạch để đi sinh đẻ, chuẩn bị những thực phẩm thiết yếu cần có để bổ sung sau khi sinh. Chuẩn bị mọi thứ trong nhà để sẵn sàng để chào đón bé sau khi sinh.
4.4 Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh
Cần phải chuẩn bị những đồ cần thiết cho bé khi đi sinh đẻ từ lúc này, để có thể kiểm tra đầy đủ hết mọi thứ mà không sai sót.
5. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 33
Phụ nữ mang thai 33 tuần thường hay gặp tình trạng sưng phù chân do suy giãn tĩnh mạch. Muốn giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách giảm phù chân khi mang thai.
Nếu bạn muốn uống thuốc ngủ trong tuần mang thai này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
5.1 Khi thai nhi 33 tuần tuổi nên kiêng gì ?
- Hoạt động quá sức sẽ rất nguy hiểm đối với thai phụ và thai trong giai đoạn này. Vì thế, bạn cần hạn chế vận động nặng, mang vác các vật dụng quá cồng kềnh, nặng nề.
- Không để bản thân bị stress, căng thẳng trong công việc và gia đình. Nếu bạn vẫn còn đi làm ở tuần này thì cần sắp xếp và kết thúc công việc sớm để tập trung dưỡng thai.
5.2 Có thai 33 tuần mẹ nên ăn gì ?
- Thời điểm này, bạn nên tăng khẩu phần ăn với nhiều loại trái cây và rau khác nhau để tăng cường chất xơ, chống táo bón.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và axit béo omega-3 sẽ rất có lợi cho thai nhi trong giai đoạn này.
- Đừng quên uống nhiều nước và bổ sung thêm sắt và vitamin cho cơ thể.
Tuần thứ 33 chính là thời điểm thích hợp để bạn chuẩn bị đồ đạc, vật dùng cần thiết cho lần nhập viện sắp tới. Hãy dành thời gian nghiên cứu thêm về việc chăm sóc trẻ sơ sinh để không phải bị ngỡ nếu như bạn lần đầu làm mẹ.