Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Thai nhi 32 tuần tuổi: Tuần thai phát triển 'tăng tốc' của bé

(VOH) – Thai nhi 32 tuần chính là giai đoạn phát triển tăng tốc, cân nặng và chiều cao của bé tăng nhanh, khung xương cứng cáp. Chính sự phát triển vượt trội này sẽ dẫn đến những thay đổi ở người mẹ.

Bước vào tuần 32 của hành trình mang thai cũng tương đương với giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, có nhiều bước phát triển quan trọng của thai nhi và những thay đổi ở cả mẹ bầu.

1. Vị trí thai nhi 32 tuần tuổi như thế nào ?

Nếu bạn đi khám thai ở tuần 32, bạn sẽ thấy bé yêu đang nằm ở vị trí đầu chúc xuống phía dưới. Cách nằm này được gọi là ngôi thai thuận. Thông thường, vào khoảng tuần 32 trở đi, thai nhi sẽ đạt kích thước tương đương 1 trái bí ngô và dừng việc xoay chuyển trong túi thai. Do đó, bé cần xoay đúng về vị trí ngôi thai thuận để quá trình chào đời được thuận lợi.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-tuan-thai-phat-trien-tang-toc-cua-be-2-voh

Thai 32 tuần đang ở vị trí đầu chúc xuống dưới (Nguồn: Internet)

1.1 Thai nhi 32 tuần chưa quay đầu có sao không ?

Sẽ có những trường trường hợp thai nhi 32 tuần chưa quay đầu về ngôi thai thuận. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các phương pháp giúp bé xoay về đúng ngôi ngai. Trong trương hợp bé không kịp xoay đầu, bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ và giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho phương pháp sinh nở này.

1.2 Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không ?

Khi siêu âm thai 32 tuần, bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp thai nhi bị dây dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng. Đa phần những thai phụ được chẩn đoán thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều lo lắng vì sợ bé yêu sẽ bị “bóp nghẹt”. Tuy nhiên, thực tế ở thời điểm này thai nhi vẫn chỉ nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy thông qua dây rốn, không phải thông qua mũi miệng (hít thở). Do đó, bé sẽ không bị thiếu dưỡng chất cung cấp cho cơ thể.

Đa số các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai. Nhưng nếu dây rốn quấn cổ quá chặt sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền sang cho bé, bé có thể sẽ bị ngạt. Mẹ có thể nhận biết điều này thông qua các cử động thai (cử động thai yếu hoặc bé sẽ đạp mạnh bất thường và yếu dần).

2. Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Mang thai 32 tuần cũng là tháng thứ 8 trong thai kỳ. Nếu bé được sinh non trong thời gian này bé đã có thể có thể sống bên ngoài tử cung của mẹ.

Trong tuần này, những đường nét cuối cùng của bé đã được hình thành. Cụ thể:

  • Lông mi, lông mày và tóc đã trở nên rõ ràng hơn.
  • Lớp lông tơ đã bao phủ cơ thể bé từ đầu tháng thứ 6 thai kỳ sẽ dần rụng xuống, mặc dù một số lông tơ ở lưng và vai của bé sẽ vẫn còn cho đến lúc được sinh ra.
  • Da bé đã không còn nhăn nheo và khung xương cũng dần cứng cáp hơn. Xương trên hộp sọ bé vẫn chưa chụm vào và có thể dịch chuyển hay chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời.
  • Bé đã có thể nhắm mắt, mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Lúc này nếu có ánh sáng chiếu xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi hoặc nhắm mắt lại, đồng tử sẽ điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-tuan-thai-phat-trien-tang-toc-cua-be-voh

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

2.1 Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu ?

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 32 tuần sẽ hơn 1.8kg và dài hơn 43cm.

Các chỉ số thai nhi khác sẽ dao động trong khoảng:

Hiện tại, tay, chân và toàn bộ cơ thể của bé đang phát triển để có thể tương xứng với vòng đầu.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

2.2 Siêu âm thai tuần 32

Giai đoạn thai 32 tuần, bạn sẽ có lịch hẹn khám thai quan trọng và bạn không được bỏ qua, bởi trong lần khám thai này bạn sẽ được:

  • Khám thông thường: đo cân nặng, huyết áp, nhịp tim, đo chiều cao tử cung và kiểm tra dấu hiệu phù...
  • Siêu âm thai: Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi lần cuối cùng nếu ở tuần 28 bạn chưa thực hiện.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra đường huyết, điện giải, men gan...
  • Xét nghiệm nước tiểu, phân tích 10 thông số để đánh giá sức khỏe đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi.

3. Dấu hiệu mang thai 32 tuần

Khi bé yêu ngày càng lớn thì sẽ càng chiếm nhiều chỗ trong bụng mẹ, bụng của bạn sẽ to hơn dẫn đến việc sinh hoạt, di chuyển điều trở nên khó khăn. Tư thế ngồi hay ngủ nghỉ cũng sẽ không còn thoải mái như trước. Cùng với đó, bạn sẽ nhận thấy:

  • Núm vú to hơn, sẫm màu hơn.
  • Thường xuyên bị tê các ngón tay, cổ tay, bàn tay chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
  • Có cảm giác khó thở.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Có thể xảy ra tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-tuan-thai-phat-trien-tang-toc-cua-be-1-voh

Nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi mang thai hãy đến gặp bác sĩ (Nguồn: Internet)

Đối với tâm trạng, cảm xúc ở tuần 32 cũng sẽ có nhiều sự thay đổi ở mẹ bầu, ví dụ như bạn sẽ thấy rất háo hức chờ đợi cảm giác được ôm con vào lòng hay cảm giác lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mà bác sĩ có thể chưa phát hiện ra.

Rất nhiều mẹ bầu trở nên mê tính vào thời gian này và có thể nhìn thấy những điều bất thường rồi suy diễn vấn đề... Điều này có thể trở thành tai hại nếu bạn không thể tự điều chỉnh tâm lý của mình. Nếu bạn cảm thấy bất ổn, hãy nói chuyện cùng chồng, người thân hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý.

4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 32

Mặc dù bé có thể sống sót nếu được sinh ở thời điểm này, tuy nhiên, trẻ sinh non luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng. Do đó, thời điểm này bạn cần lưu ý các triệu chứng có thể là dấu hiệu sinh non như:

  • Đau bụng hoặc có cơn gò tử cung nhiều hơn 6 lần/ giờ.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường như ra máu, dịch lỏng âm đạo...
  • Thai nhi đạp nhiều hay đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2 giờ.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất.... thì cũng nên đến gặp bác sĩ vì đó có thể là những triệu chứng bất thường ở tuần thai này.

Xem thêm: Cách theo dõi cử động thai nhi chuẩn nhất, mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ

4.1 Khi thai nhi 32 tuần tuổi nên kiêng gì ?

  • Khi độ cân bằng cơ thể đang thay đổi, bạn không nên đi đứng vội vàng vì sẽ khiến bạn dễ bị ngã.
  • Nếu bạn còn đang đi làm, hãy cân nhắc đến việc sinh nghỉ thai sản khi bạn cảm nhận sức khỏe mình không còn cho phép.
  • Chú ý đến tư thế ngủ, đặc biệt không nên nằm nghiêng về bên trái vì nó sẽ không tốt cho thai nhi.

4.2 Có thai 32 tuần mẹ nên ăn gì ?

Thời điểm này, cơ thể bạn sẽ tăng cân khá nhanh vì cơ thể của bé đang phát triển rất mạnh. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn cần bổ sung đầy đủ các chất sau đây:

  • Đạm: Có nhiều trong các thực phẩm cá, trứng, bơ, sữa, đậu,....
  • Chất béo: Các loại axit béo tốt như Omega-3 thường có nhiều trong cá hồi, cá thu,...
  • Chất xơ: Thường có nhiều trong các loại rau, củ như bông cải xanh, các loại đậu, ngô, cần tây,...
  • Sắt: Một số loại thực phẩm giàu sắt bao gồm rau muống, tim, gan, thịt nạc....
  • Canxi: Có thể bổ sung canxi từ các nguồn như hải sản, sữa chua, phô mai, sữa....
  • Vitamin C: Chanh, cam, ổi, quýt... là những nguồn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Ngoài ra, không nên ăn nhiều thực phẩm chiên xào dầu mỡ. Tránh các loại thực phẩm chưa được nấu chín và các loại nước có chứa cafein, rượu, bia, thuốc lá.

Ngày dự sinh đã sắp đến gần, mọi thứ cũng đã được mẹ chuẩn bị rất đầy đủ rồi đúng không nào? Giờ đây, mẹ chỉ cần liệt kê lại xem mình còn thiếu thứ gì không để bổ sung kịp thời, và chú ý nhiều đến việc nghỉ ngơi để cả 2 mẹ con luôn khỏe mạnh.

Bình luận