Mọc răng được xem như một cột móc đánh dấu bước trưởng thành lớn của trẻ. Thông thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, sau 12 tháng có khoảng 6 chiếc răng và đến khi trẻ được 3 tuổi thì sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 chiếc.
Thời gian mọc răng của từng bé sẽ khác nhau về thế chất, có một số bé 4 – 5 tháng đã bắt đầu mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi thì mới xuất hiện chiếc răng đầu tiên.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi điều này có thể do nguyên nhân cấu trúc răng hoặc do di truyền nên khiến răng bé mọc chậm hoặc nhanh hơn so với bình thường.
1. Thứ tự mọc răng của bé thường diễn ra theo các móc thời gian sau:
- Răng cửa hàm dưới: Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ thường bắt đầu ở răng cửa hàm dưới. Hai chiếc răng này được được mọc cùng một lúc khi trẻ được 4 – 7 tháng tuổi.
- Răng cửa hàng trên: Sau khi 2 chiếc răng cửa hàm dưới xuất hiện thì 2 chiếc răng cửa hàm trên cũng sẽ mọc lên khi bé được 8 – 12 tháng tuổi.
- Răng cửa bên hàm trên: Khi bé được 9 – 13 tháng tuổi, thứ tự mọc răng sữa tiếp theo là 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên. Lúc này hàm trên của trẻ đã được 4 chiếc răng.
- Răng cửa bên hàm dưới: 2 chiếc răng cửa bên hàm dưới sẽ mọc lên khi bé được 10 – 16 tháng tuổi.
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ (Nguồn: Internet)
- Răng hàm đầu tiên ở hàm trên: Các răng hàm đầu tiên của bé sẽ mọc lên khi bé được khoảng 13 – 19 tháng tuổi. Tuy nhiên, 2 chiếc răng này sẽ mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
- Răng hàm đầu tiên ở hàm dưới: Các răng hàm dưới của trẻ thường mọc khi bé được 14 – 18 tháng tuổi. Cũng giống như 2 chiếc răng hàm trên, 2 chiếc răng hàm dưới cũng sẽ mọc cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa hàm dưới đầu tiên.
- Răng nanh hàm trên: Hai chiếc răng nanh hàm trên sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống khi bé được 16 – 22 tháng tuổi.
- Răng nanh hàm dưới: Khi trẻ ở tháng thứ 23 – 31 thì 2 chiếc răng nanh hàm dưới cũng sẽ xuất hiện.
- Răng hàm hàm dưới: Thứ tự mọc răng tiếp theo chính là 2 răng hàm phía dưới khi trẻ được 23 – 31 tháng tuổi.
- Răng hàm phía trên: 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng của trẻ sẽ mọc lên khi trẻ được 25 – 33 tháng tuổi.
Như vậy, thứ tự mọc mọc răng của trẻ sẽ được diễn ra theo trình tự như trên và khi bé được 3 tuổi thì bé đã có đầy đủ một hàm răng với 20 chiếc răng sữa xinh xắn.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Bên cạnh việc để ý đến thời gian cũng như thứ tự mọc răng của bé thì các mẹ cũng có thể nhận biết được việc trẻ mọc răng thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi, gây nổi nẩm hoặc thậm chí bé còn bị ho.
- Thích nhai, cắn: Khi răng đâm xuyên qua nướu sẽ khiến trẻ có xu hướng muốn nhai, cắn bất cứ thứ gì đang nắm trong tay.
- Chán ăn: Khi ngậm ti mẹ hay núm vú giả sẽ khiến cơn đau răng của bé xuất hiện nên bé thường sẽ chán ăn trong giai đoạn này.
Trẻ trong giai đoạn mọc răng thường hay chảy dãi (Nguồn: Internet)
3. Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào là tốt nhất ?
Trong giai đoạn trẻ mọc răng, để có thể chăm sóc bé được tốt nhất các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Thay đổi chế độ ăn phù hợp với bé bằng các loại sữa, bột, cháo loãng.
- Nếu bé có biểu hiện sốt trên 38 độ C thì mẹ có thể cho bé uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Bé có thể sẽ đi ngoài phân loãng, sệt 3 – 4 lần/ ngày, trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, mẹ nên để ý nếu lượng phân và và nước ra ít thì không cần bù nước nhưng nếu phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần thì nên cho trẻ uống bù nước và đưa trẻ đến bệnh viện.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ bằng cách cho bé uống một ít nước tráng miệng hoặc lấy khăn mềm lau răng, nướu của bé nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý để con mọc răng đúng thời điểm mẹ nên bổ sung canxi cho bé, cho bé bú đầy đủ và tắm nắng thường xuyên.