- Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng - 8 tháng
- Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi trong 1 tuần
- Một số món ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi
- Cháo táo
- Cháo cá mòi
- Mì udon cà chua
- Mì udon củ cải
- Cà rốt nấu sữa
- Rau cải bó xôi nấu sữa
- Cà chua trộn khoai lang
- Cà chua cá thịt trắng
- Bí đỏ nấu sữa
- Súp lơ nấu sữa
- Súp lơ trộn cà rốt
- Bắp cải trộn đậu phụ
- Súp bắp cải
- Cải thảo nấu sữa
- Salad rau cải bó xôi khoai tây
- Khoai lang trộn sữa
- Salad khoai sọ
- Khoai sọ nghiền
- Táo trộn khoai lang
- Đậu phụ trộn dâu tây
- Chuối sữa
- Rau cải bó xôi trộn ức gà
- Thịt ức gà nấu cà chua
- Mì udon cá thịt trắng
- Cá thịt trắng trộn khoai tây
- Cá thịt trắng nấu ngô
- Cá thịt trắng trộn bí đỏ
- Cá thịt trắng khoai sọ
- Sữa chua trái cây
- Sữa chua khoai lang
- Salad sữa chua bí đỏ
- Lòng đỏ trứng khoai tây
- Trứng chiên cà chua
- Trứng chiên cá mòi
- Đậu phụ trộn cà tím
- Natto đậu bắp
1. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng - 8 tháng
Ở giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ăn được thịt nạc hoặc cá thịt trắng, thịt đỏ và mẹ có thể tăng dần độ thô thức ăn lên dạng lổn nhổn.
Trước khi xem Danh sách thực đơn ăn dặm mẹ cần nắm rõ các thông số cơ bản trong giai đoạn này đó là:
- Thời gian ăn dặm: 2 bữa/ngày. Lần ăn dặm đầu tiên vào khoảng 10 giờ và lần ăn dặm thứ 2 là vào 18 giờ.
- Lượng cháo: 40 - 80gr. Cháo pha theo tỉ lệ 1:7
- Chất đạm: 10 – 15gr. Nguồn cung cấp bao gồm thịt cá trắng, thịt gà, gan gà, trứng gà, đậu phụ...
- Vitamin và chất xơ: 25gr. Nguồn cung cấp thường là xà lách, dưa chuột,....
- Độ thô: Thức ăn dạng lổn nhổn, có kết cấu mềm như đậu phụ, có thể dùng lưới để nghiền nát.
- Sữa mẹ: Cho bú theo nhu cầu của bé.
Thực đơn ăn dặm trẻ 7 - 8 tháng tuổi đã đa dạng rất nhiều so với giai đoạn 1 (Nguồn ảnh: PapaFood)
2. Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi trong 1 tuần
Trẻ 7 – 8 tháng tuổi sẽ có thực đơn ăn dặm khác với trẻ 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi ở Bảng 1 và thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi ở Bảng 2:
2.1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi
Bữa sáng (10 giờ) | Bữa chiều 5 giờ) | |
Thứ 2 |
Cháo khoai lang Cá thịt trắng trộn bí đỏ Dâu tây nghiền |
Cháo trắng Cá hồi Rau bó xôi nghiền |
Thứ 3 | Súp khoai tây Sữa chua |
Súp bí đỏ Canh ức gà xé nhuyễn |
Thứ 4 | Cháo cá mòi Bí đỏ Sữa chua dâu |
Mì udon trứng gà Cải bó xôi Súp cà chua cá |
Thứ 5 | Cháo bánh mỳ khoai lang Súp cá trắng rau cải Sữa chua |
Cháo táo Súp đậu thịt hành |
Thứ 6 |
Cháo thịt bò rau dền |
Cháo khoai lang gan gà Súp bí đỏ Dâu tây nghiền |
Thứ 7 | Mì udon cà chua Bí đỏ nấu sữa Đậu phụ dâu tây |
Cháo trắng Cá hồi Rau ngót |
Chủ nhật | Súp khoai tây bí đỏ Nước hầm vỏ tôm Bơ dằm |
2.2 Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 8 tháng tuổi
Bữa sáng (10 giờ) | Bữa chiều 5 giờ) | |
Thứ 2 | Cháo trắng Súp lơ nấu sữa Bắp cải luộc |
Cháo cá thịt trắng Trứng sốt cà chua |
Thứ 3 | Cháo ức gà bắp cải Đu đủ nghiền |
Salad rau cải bó xôi khoai tây Sữa chua |
Thứ 4 | Khoai tây trộn gan gà Súp cà chua |
Cháo trắng Cá thịt trắng nấu súp lơ |
Thứ 5 | Mì udon củ cải Chuối sữa chua Nước cam loãng |
Súp cá Trứng chiên cà chua |
Thứ 6 | Thịt ức gà nấu cà chua Táo trộn khoai lang Dâu nghiền. |
Cháo trắng Salad khoai sọ |
Thứ 7 | Cháo rau cải bó xôi Cà rốt nấu sữa |
Cháo cá mòi Cà chua nạo |
Chủ nhật | Salad khoai sọ Súp lơ nấu sữa |
3. Một số món ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi
Nếu mẹ có được danh sách các món ăn dặm cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé đảm bảo đủ chất và cân bằng dinh dưỡng. Dưới đây là list những món ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi được chia theo nhóm theo công thức nấu ăn chi tiết sau:
Món ăn từ ngũ cốc | Gạo Mì udon |
Món ăn từ rau củ quả có màu | Cà rốt Cải bó xôi Cà chua Bí đỏ Súp lơ Bắp cải Rau cải thảo |
Món ăn từ các loại khoai | Khoai tây Khoai lang Khoai sọ |
Món ăn từ các loại hoa quả | Táo Dâu tây Chuối |
Món ăn từ thịt, cá | Thịt gà Cá thịt trắng |
Món ăn từ sữa | Sữa chua Salad sữa |
Các món ăn từ trứng | Lòng đỏ trứng trộn Trứng chiên |
Các món ăn từ đậu nành | Đậu phụ Đậu nành lên men |
Gạo, bánh mì, mì udon.... là nguồn năng lượng quan trọng không thể thiếu trong các bữa ăn. Vì thế, bé cần phải được ăn đều đặn loại thực phẩm này.
3.1 Cháo táo
Nguyên liệu:
- Cháo nấu theo tỉ lệ 1:7.
- Táo nghiền nhỏ
Cháo táo là món ăn dặm rất quen thuộc và dễ làm (Nguồn: Internet)
Cách làm cháo táo cho bé ăn dặm
- Cho táo vào cháo theo tỉ lệ 1:7, trộn đều với nhau.
Lưu ý: Táo có thể được thay thế bằng lê.
3.2 Cháo cá mòi
Nguyên liệu
- Chao nấu theo tỉ lệ 1:7.
- Cá mòi khô: ½ thìa nhỏ
Cách làm cháo cá mòi:
- Cho cá mòi khô vào nước nóng để loại bỏ muối, cắt nhỏ.
- Cho cá mòi khô vào cháo theo tỉ lệ 1 :7, trộn đều với nhau.
3.3 Mì udon cà chua
Nguyên liệu:
- Mì udon khô:10g
- Thịt gà xay: 1 thìa
- Cà chua (bỏ vỏ và hạt, thái nhỏ): 1 thìa nhỏ phần
- Phần đầu bông súp lơ: 1 thìa nhỏ
- 1 chút dầu salad.
Cách làm mì udon cà chua:
- Mì udon luộc, cắt nhỏ.
- Làm nóng dầu salad lên chảo, xào thịt gà xay.
- Khi thịt gà chín, cho mì udon, cà chua, súp lơ vào xào đều đến khi các nguyên liệu chín.
Mẹ có thể thay đổi khẩu vị của bé bằng món cháo cá mòi (Nguồn: Internet)
3.4 Mì udon củ cải
Nguyên liệu:
- Mì udon: 10g
- Củ cải (nạo): 1 thìa lớn
- Nước dashi: 1 thìa lớn
Cách làm mì udon củ cải:
- Mì udon luộc lên, cắt nhỏ cho vào nồi.
- Cho củ cải và nước dashi ninh và nồi mì udon, nhin nhỏ lửa đến khi món ăn chín mềm.
Một số loại ngũ cốc khác mẹ có thể cho bé thử đó là: yến mạch, mì ống, bánh mì pitta, quinoa, bột bắp...
3.5 Cà rốt nấu sữa
Các loại rau củ có màu như cà rốt, bí đỏ, súp lơ...đều có chứa một lượng beta-caroten rất phong phú. Mẹ hãy thêm những loại rau củ này vào cháo hoặc dùng làm rau phụ.
Nguyên liệu:
- Cà rốt (luộc mềm, nghiền nhỏ): 1 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm cà rốt nấu sữa:
- Cho cà rốt và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
3.6 Rau cải bó xôi nấu sữa
Nguyên liệu:
- Rau cải bó xôi (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cải bó xôi nấu sữa khá ngon miệng và bổ dưỡng (Nguồn: Internet)
Cách làm cải bó xôi nấu sữa:
- Cho rau cải bó xôi và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên.
- Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng 20 giây.
3.7 Cà chua trộn khoai lang
Nguyên liệu:
- Cà chua (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn
- Khoai lang (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn
Cách làm cà chua trộn khoai lang:
- Trộn cà chua và khoai lang cùng với nhau.
3.8 Cà chua cá thịt trắng
Nguyên liệu:
- Cà chua (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn
- Cá thịt trắng: 10g
Cách làm cà chua cá thịt trắng:
- Luộc cá thịt trắng, thái nhỏ.
- Trộn cà chua với cá thịt trắng.
3.9 Bí đỏ nấu sữa
Nguyên liệu:
- Bí đỏ (luộc mềm, nghiền nhỏ): 1 thìa
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm bí đỏ nấu sữa:
- Cho bí đỏ và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc bằng giấy bọc quay khoảng 20 giây.
3.10. Súp lơ nấu sữa
Nguyên liệu:
- Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm súp lơ nấu sữa:
- Cho súp lơ vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, quay trong lo vi sóng khoảng 20 giây.
Súp lơ nấu sữa - món ăn dặm đầy dưỡng chất (Nguồn: Internet)
3.11. Súp lơ trộn cà rốt
Nguyên liệu:
- Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
- Cà rốt (luộc mềm, cắt nhỏ) 1 thìa nhỏ
Cách làm súp lơ trộn cà rốt:
- Trộn súp lơ và cà rốt chung với nhau.
3.12. Bắp cải trộn đậu phụ
Nguyên liệu:
- Bắp cải luộc (mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn
- Đậu phụ (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
Cách làm bắp cải trộn đậu phụ:
- Trộn đậu phụ và bắp cải lại với nhau.
3.13. Súp bắp cải
Nguyên liệu:
- Bắp cải luộc (mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn
- Súp rau: 1 thìa lớn
Cách làm súp bắp cải:
- Cho bắp cải và súp rau vào đồ đựng chịu nhiệt.
- Bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng khoảng 20 giây.
3.14. Cải thảo nấu sữa
Nguyên liệu:
- Cải thảo (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa to
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm cải thảo nấu sữa:
- Cho cải thảo và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, cho vào lò vi sóng quay khoảng 20 giây.
Những loại rau củ khác bé có thể ăn là: đậu xanh, đậu Hà Lan, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, cải xoăn, rau bina...
3.15. Salad rau cải bó xôi khoai tây
Các loại khoai thường có đặc trưng là chứa nhiều tinh bột và vitamin C ổn định. Mẹ có thể sử dụng các loại khoai để làm bữa phụ.
Nguyên liệu:
- Khoai tây (luộc mềm, nghiền nhỏ): 1 thìa lớn
- Rau cải thảo (luộc mềm. thái nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Sữa chua không đường: 1 thìa nhỏ
Cách làm:
- Trộn khoai tây, rau cải bó xôi, sữa chua vào cùng với nhau.
3.16. Khoai lang trộn sữa
Trẻ 7- 8 tháng tuổi đã có thể ăn khoai lang nghiền sữa thay vì chỉ ăn khoai lang nghiền như trước (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu:
- Khoai lang (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa to
- Sữa bột đã pha: ½ thìa lớn
Cách làm:
- Cho khoai lang vào đồ đựng chịu nhiệt, cho thêm sữa vào đánh nhuyễn.
- Bọc giấy bọc, cho vào lò vi sóng quay khoảng 20 giây.
3.17. Salad khoai sọ
Nguyên liệu:
- Khoai sọ (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa to
- Dưa chuột (luộc, thái nhỏ): 1 thìa
- Sữa chua trắng: 1 thìa nhỏ
Cách làm salad khoai sọ:
- Cho khoai sọ, dưa chuột, sữa chua trộn cùng với nhau.
3.18. Khoai sọ nghiền
Nguyên liệu:
- Khoai sọ (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn
- Nước dashi: 1 thìa nhỏ
Cách làm khoai sọ nghiền:
- Cho nước dùng dashi vào khoai sọ, đánh nhuyễn.
3.19. Táo trộn khoai lang
Nguyên liệu:
- Táo cắt nhỏ: 2 thìa nhỏ
- Khoai lang (luộc mềm, nghiền nát): 1 thìa lớn
Cách làm:
- Cho táo và và khoai lang vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn đều.
- Bọc giấy bọc, quay trong lòng vi sóng khoảng 20 giây.
3.20. Đậu phụ trộn dâu tây
Nguyên liệu:
- Dâu tây (cắt nhỏ): 1 thìa lớn
- Đậu phụ (luộc, nghiền nát): 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn dâu tây và đậu phụ.
Đậu phụ trộn dâu tây là món ăn dặm mới lạ với trẻ (Nguồn: Internet)
3.21. Chuối sữa
Nguyên liệu:
- Chuối (nghiền nhỏ): 2 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Cho sữa vào chuối đánh nhuyễn.
Ngoài ra, bé còn có thể ăn đa dạng các loại trái cây khác bao gồm: quả việt quất, quả kiwi, lê, quả mâm xôi, dưa, mận, đu đủ, đào,...
3.22 Rau cải bó xôi trộn ức gà
Trong tất cả các loại thịt đều có nguồn đạm phong phú nên khi bé đã quen với ăn dặm thì hãy sử dụng thịt như một nguyên liệu chế biến. Tương tự, cá cũng chứa nhiều đạm giống thịt. Ở giai đoạn này, mẹ có thể sử dụng thịt từ ức gà, cá thịt trắng...
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà (luộc, cắt nhỏ): 2 thìa nhỏ
- Rau cải bó xôi (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn thịt ức gà và rau cải bó xôi với nhau.
Thịt ức gà luôn là lựa chọn đầu tiên khi mẹ muốn cho trẻ ăn thịt (Nguồn: Internet)
3.23. Thịt ức gà nấu cà chua
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà (thái nhỏ) 1 thìa lớn
- Cà chua (hấp, bỏ hạt, thái nhỏ): 1 thìa lớn
- Sup rau: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Cho thịt ức gà, cà chua, sup rau vào nồi ninh cho đến khi thịt ức gà chín.
3.24. Mì udon cá thịt trắng
Nguyên liệu:
- Cá thịt trắng (cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Rau cải bó xôi, cà rốt (luộc mềm, thái nhỏ: mỗi loại 1 thìa nhỏ
- Nước dashi: 3 thìa lớn
Cách làm:
- Mì udon luộc lên, cắt nhỏ.
- Cho cà rốt, cá thịt trắng, nước dashi vào nồi, nấu đến khi cá thịt trắng chín thì cho thêm cải bó xôi và mì udon, nấu đến khi mì udon mềm.
3.25. Cá thịt trắng trộn khoai tây
Nguyên liệu:
- Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Khoai tây (luộc mềm, nghiền): 2 thìa nhỏ
- Súp rau: 1 thìa nhỏ
Cách làm:
- Trộn cá thịt trắng và khoai tây với nhau, đánh nhuyễn bằng sup rau.
3.26. Cá thịt trắng nấu ngô
Nguyên liệu:
- Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Ngô: 1 thìa lớn
- Sữa bột pha sẵn: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Cho ngô (đã luộc đến khi có keo tự nhiên) và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, bọc giấy bọc, quay trong lò vi sóng 20 giây.
- Cho cá thịt trắng vào trộn đều.
3.27. Cá thịt trắng trộn bí đỏ
Nguyên liệu:
- Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Bí đỏ (luộc, nghiền): 2 thìa nhỏ
- Nước dashi: 1 thìa nhỏ
Cách làm:
- Trộn cá thịt trắng và bí đỏ với nhau, cho thêm nước dashi vào đánh nhuyễn.
Ngoài thịt ức gà thì cá thịt trắng cũng là lựa chọn khá an toàn cho trẻ (Nguồn: Internet)
3.28. Cá thịt trắng khoai sọ
Nguyên liệu:
- Cá thịt trắng (luộc, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
- Khoai sọ (luộc, nghiền): 1 thìa lớn
- Nước dashi: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn cá thịt trắng với khoai sọ, đánh nhuyễn bằng nước dùng dashi.
Sau 8 tháng tuổi, bé có thể ăn các loại thịt đỏ, thịt heo… và nhiều loại thịt, cá khác.
3.29. Sữa chua trái cây
Trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn dặm các món ăn làm từ sữa để giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Với pho mai mẹ cần lưu ý đến thành phần vì tùy từng loại pho mai sẽ có thành phần muối khác nhau.
Nguyên liệu:
- Nước ép cam tươi: 1 thìa lớn
- Sữa chua không đường: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn cam với sữa chua
Bơ dằm sữa chua món ăn phụ ngon miệng dành cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)
3.30. Sữa chua khoai lang
Nguyên liệu:
- Khoai lang (luộc mềm, nghiền): 1 thìa lớn
- Sữa chua không đường: 2 thìa nhỏ
Cách làm:
- Trộn khoai lang và sữa chua với nhau.
3.31. Salad sữa chua bí đỏ
Nguyên liệu:
- Sữa chua không đường: 1 thìa lớn
- Bí đỏ (luộc mềm, cắt miếng khoảng 5mm): 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn sữa chua và bí đỏ với nhau.
3.32. Lòng đỏ trứng khoai tây
Nguyên liệu:
- Lòng đỏ trứng luộc: ½ quả
- Khoai tây (luộc mềm, nghiền): 1 thìa lớn
- Nước dashi: 1 thìa nhỏ
Cách làm:
- Trộn khoai tây và nước dùng dashi với nhau.
- Cho lòng đỏ trứng vào túi lọc trà và rây mịn. Sau đó, cho phần lòng đỏ trứng đã rây vào hỗn hợp trên.
3.33. Trứng chiên cà chua
Nguyên liệu:
- Cà chua (hấp, bỏ hạt, nạo): 1 thìa nhỏ
- Lòng đỏ trứng: 1 phần của quả trứng
- Dầu salad: 1 lượng vừa đủ.
Cách làm:
- Trộn cà chua và lòng đỏ trứng với nhau.
- Làm nóng dầu salad trên chảo, đổ hỗn hợp trứng cà chua vào, vừa xào vừa đảo.
Trẻ 7 - 8 tháng tuổi đã có thể ăn trứng chiên cà chua dạng nghiền nhuyễn (nguồn: Internet)
3.34. Trứng chiên cá mòi
Nguyên liệu:
- Cá mòi khô: 1 thìa nhỏ
- Rau cải bó xôi (thái nhỏ): 1 thìa nhỏ
- Lòng đỏ trứng: phần của 1 quả
- Dầu salad: 1 lượng vừa đủ.
Cách làm:
- Cho cá mòi khô vào túi lọc trà, đổ nước nóng để loại bỏ muối, cắt nhỏ.
- Làm nóng dầu salad trên chảo, cho cá mòi khô, rau cải bó xôi, lòng đỏ trứng vào và xào lên. Lưu ý, khi xào nên để lửa nhỏ để trứng chín đều và đẹp.
3.35. Đậu phụ trộn cà tím
Đậu tương chứa nhiều chất đạm mà trong thịt không có. Vì thế, mẹ nên sử dụng đậu phụ, natto (đậu nành lên men) để chế biến các món ăn khác nhau cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Đậu phụ (luộc, nghiền): thìa lớn
- Cà tím (gọt vỏ, luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn đậu phụ và cà tím với nhau.
Ở giai đoạn này mẹ hoàn toàn có thể thử nhiều món ăn mới lạ, chẳng hạn như món đậu phụ trộn cà tím (Nguồn: Internet)
3.36. Natto đậu bắp
Nguyên liệu:
- Nato: ½ thìa lớn
- Đậu bắp (luộc, cắt thô): 1 thìa
Cách làm:
- Cho natto vào túi lọc trà, cho nước nóng vào để lấy ra chất keo.
- Trộn natto và đậu bắp với nhau.
Cùng với danh sách 36 món ăn dặm dành cho bé 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp thêm tất cả các món ăn dặm của bé 5 – 6 tháng tuổi để thực đơn bữa ăn của bé được đa dạng, phong phú hơn. Bên cạnh đó, hãy bắt đầu tìm hiểu thêm về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9 – 11 tháng để biết trong giai đoạn này bé sẽ ăn được những món ăn nào mẹ nhé!