Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Những điều cần biết khi bà bầu tiêm trưởng thành phổi

(VOH) – Tiêm trưởng thành phổi thường được dùng cho các trường hợp có nguy cơ sinh non từ 24 – 34 tuần. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu điều không biết đến loại thuốc này cho đến khi được chỉ định sử dụng.

1. Tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổ là phương pháp được thực hiện với mục đích giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng hơn. Bác sĩ sản khoa thường sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi khi tuổi thai được 24 – 34 tuần, trong một số tình huống như:

  • Dọa sảy thai hoặc thai phụ có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày.
  • Vỡ ối non.
  • Thai phụ bị tiền sản giật nặng cần chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ và con....

Có 2 loại thuốc trợ phổi thường dùng là thuốc Betamethasone và Dexamethasone, cả hai đều thuộc nhóm Corticosteroid giúp thúc đẩy trưởng thành phổi thai.

1.1 Thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào?

nhung-dieu-can-biet-khi-ba-bau-tiem-truong-thanh-phoi-voh

Thuốc tiêm trưởng thành phổi thường dùng cho các trường hợp dọa sảy thai hoặc nguy cơ sinh non (Nguồn: Internet)

Khi mẹ bầu được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

  • Làm tăng khả năng chuyển phế bào I thành phế bào II
  • Tăng khả năng tổng hợp và phóng thích surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.
  • Tăng thể tích phổi.
  • Giảm lượng chất lỏng trong phổi.

1.2 Thời điểm thực hiện tiêm trưởng thành phổi

Tiêm trưởng thành phổi thường được chỉ định thực hiện từ tuần 24 – 34 khi có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày.

Thuốc và liều dùng được tiến hành như sau:

  • Betamethasone liều 12mg: Tiêm bắp 2 lần, mỗi liều cách nhau 24 giờ.
  • Dexamethasone liều 6mg: Tiêm bắp 4 lần, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
  • Sau 34 tuần việc tiêm trưởng thành phổi không có tác dụng với phổi thai nên việc tiêm lúc này không cần thiết.

Lưu ý: Thai phụ tiêm trưởng thành phổi cần phải được thực hiện ở các cơ sở y tế đủ điều kiện và phải có bác sĩ theo dõi liên tục.

2. Tiêm trưởng thành phổi có tác dụng phụ hay không?

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại thuốc Betamethasone và Dexamethason dùng cho phụ nữ có thai thuộc nhóm C, tức là có thể có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

nhung-dieu-can-biet-khi-ba-bau-tiem-truong-thanh-phoi-1-voh

Mẹ bầu tiêm trưởng thành phổi có thể gặp phải một vài nguy cơ sức khỏe (Nguồn: Internet)

  • Phụ nữ mang thai tiêm trưởng thành phổi có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh sớm, nhiễm trùng hậu sản ở mẹ, do đây là một loại thuốc có thể làm giảm miễn dịch ở người mẹ.
  • Có khả năng gây hại cho não và ức chế chức năng trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận thai.
  • Sau khi tiêm trưởng thành phổi, thai bị chậm tăng cân, giảm chu vi vòng đầu ở trẻ do cốt hóa sớm các sụn xương, liền khớp sọ sớm.
  • Sau tiêm có thể thai nhi sẽ ít vận động. Tuy nhiên, nếu tiêm từ 3 liều trở lên, trẻ sau này sinh ra có nguy cơ bị chứng rối loạn tăng động ở trẻ em.
  • Tiêm trưởng thành phổi có thể làm tăng đường huyết nhẹ, bắt đầu sau mũi tiêm đầu tiên và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, mẹ bầu cần tầm soát tiểu đường thai kỳ trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày nhằm tránh việc tăng đường huyết không kiểm soát.

Nhìn chung, tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi thực sự cần thiết cho những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc nguy cơ sinh non. Tùy vào thời điểm và tình hình thực tế cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp. Trường hợp thai bình thường không cần và cũng không nên tiêm trưởng thành phổi vì không những không có lợi mà còn có thể làm tăng nguy cơ cho mẹ và thai. 

Bình luận