Tây Du Ký chắc hẳn không phải bộ phim xa lạ với bất kỳ ai, đặc biệt, phiên bản Tây Du Ký 1986 chuyển thể sát với bản gốc nhất, luôn khiến người xem hào hứng như lần đầu tiên dù được phát lại hàng năm. Hãy cùng tìm hiểu về những nhân vật trong bộ phim truyện nổi tiếng này nhé!
Giới thiệu nội dung Tây Du Ký
Có lẽ không phải ai cũng biết bộ truyện Tây Du Ký được viết dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử. Sư thầy Trần Huyền Trang dưới thời vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã lên đường sang phương Tây (Ấn Độ) để thỉnh kinh Phật. Hành trình của ông mất tận 17 năm để có thể mang những bộ kinh Phật về truyền bá cho người phương Đông.
Hành trình của Trần Huyền Trang trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn và Ngô Thừa Ân chính là người tạo nên phiên bản Tây du hay nhất với những câu chuyện xoay quanh 5 sư đồ Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Cho đến hiện tại, nhân vật Tôn Ngộ Không hay Đường Tăng vẫn là những nhân vật mang đến nguồn cảm hứng cho thế hệ sáng tác sau.
Những nhân vật chính trong Tây Du Ký
Đường Tăng
Đường Tam Tạng có tên thật là Trần Huyền Trang, vốn là Kim Thiền Tử - đệ tử của Như Lai Phật Tổ trên trời. Trong một lần nghe giảng kinh, ông ngủ quên và đá đổ một hạt gạo, từ đó bị đày xuống trần gian. Chỉ sau khi tu được 10 kiếp và trải qua đủ 81 kiếp nạn thì mới được trở về cõi Phật.
Theo như truyền thuyết, trong 9 kiếp đầu tiên, ông vẫn lên đường thỉnh kinh nhưng cứ đến sông Lưu Sa thì lại bị Sa Tăng ăn thịt. Đến tận kiếp cuối cùng đầu thai thành Trần Huyền Trang thì hành trình thỉnh kinh của mình mới có cơ hội bắt đầu.
Ở kiếp cuối cùng, Trần Huyền Trang được vua Đường Thái Tông mời đến giảng kinh thư. Bồ Tát khi đến thành Trường An đã tặng cho ông áo cà sa và trượng, cho ông biết rằng cách Đông Thổ Đại Đường 10 nghìn 800 dặm chính là Linh sơn, trên đó có 3 tạng Đại Thừa chân kinh có thể cảm hóa chúng sinh.
Với tấm lòng bồ tát, Trần Huyền Trang ngay lập tức lên đường và cơ cơ duyên hạnh ngộ cùng 4 đồ đệ của mình, trải qua hành trình 17 năm và 81 kiếp nạn để tu thành chánh quả.
Tôn Ngộ Không
Theo sáng tác của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không là một trong 7 vị Thánh, được sinh ra từ một hòn đá và sở hữu sức mạnh phi thường. Con khỉ này có thể nâng được ngọn núi nặng 8 tấn một cách dễ dàng. Sau khi theo một vị Đạo sĩ và được học 72 phép thần thông, Tôn Ngộ Không lúc bấy giờ là Tôn Hành Giả lại càng uy dũng hơn.
Thế nhưng bản tính ngông cuồng khiến Tôn Hành Giả quyết định lên đại náo Thiên cung, mặc dù đánh bại được nhiều thiên binh thiên tướng nhưng vẫn thất bại dưới tay Phật Tổ Như Lai. Để trừng phạt con khỉ này, Phật Tổ đày Ngộ Không dưới ngọn núi Ngũ hành suốt 500 năm. Đến khi Đường Tam Tạng đi Linh sơn thỉnh kinh ngang qua đây mới được người giải cứu và nhận làm đồ đệ. Cái tên Ngộ Không cũng được sinh ra từ lúc này.
Dưới sự ràng buộc của vòng kim cô, Ngộ Không phải đồng hành và bảo vệ sư phụ Trần Huyền Trang lên đường đi thỉnh kinh. Trải qua 17 năm gian khổ, 81 kiếp nạn tai. Tình sư đồ cũng ngày một sâu đậm.
Bạch Long Mã
Nhân vật Bạch Long Mã trong Tây Du Ký không tham gia chiến đấu quá nhiều nhưng thực chất cũng là một nhân vật không tầm thường. Trong hành trình thỉnh kinh, con ngựa mà vua ban tặng cho Đường Tăng đã bị con trai của Tây Hải Long vương ăn mất. Ngộ Không với bản tính nóng nảy đã đánh tới tận nơi ở để đòi mạng.
Lúc này, Quan thế âm Bồ Tát hiện lên giảng hòa, Bạch Long Mã tự mình hóa thành ngựa và giao phó phò trợ Đường Tăng lên đường đi thỉnh kinh. Sau một thời gian gắn đó, Bạch Long Mã cũng dần nảy sinh tình cảm với nhóm Đường Tăng. Ở tập đánh với Hoàng Bào Quái, Bạch Long Mã đã hóa thành người để cảnh báo cho Trư Bát Giới và Sa Tăng khi biết việc Đường Tăng đã bị hóa hổ.
Sau khi Đường Tăng tu thành chính quả, Bạch Long Mã cùng được phong hiệu Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát.
Trư Bát Giới
Trư Bát Giới ban đầu là một vị Thần trên thiên đình, mang danh Thiên Bồng Nguyên Soái uy phong lẫm liệt, chỉ huy 8 vạn thủy binh. Tuy nhiên, ông đã bị nhan sắc của Hằng Nga làm mê đắm. Hành động sỗ sàng của ông với Hằng Nga đã bị Ngọc Hoàng nổi giận ban 2000 gậy rồi đày xuống nhân gian. Từ đó, hắn trở thành Trư Bát Giới đam mê tửu sắc.
Trên đường đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không và Đường Tăng đi qua trấn nhỏ nọ thì biết Trư Bát Giới đã bắt cóc con gái của thôn chủ. Bất bình, Ngộ Không bèn tìm đánh nhưng phát hiện ra Bát Giới chính là đồ đệ thứ hai của Đường Tam Tạng do Quan Thế Âm chỉ định đi theo phò trợ.
Để chuộc lại lỗi lầm năm xưa, Trư Bát Giới theo Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh với pháp danh Ngộ Năng. Dù vậy, đôi lúc tính cách ham ăn tục uống, ích kỷ của Bát Giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn đội. Cuối truyện, Bát Giới được phong hiệu Tịnh đàn sứ giả với công việc chính là lau dọn bàn thờ.
Sa Tăng
Trong 4 vị đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng ắt hẳn là người có mối “nhân duyên” tiền định khó nói nhất với sư tôn của mình. 9 kiếp của Kim Thiền Tử đi thỉnh kinh đều bị Sa Tăng ăn thịt, đến kiếp thứ 10, may có Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới phò trợ, ông mới thoát khỏi kiếp nạn.
Sa Tăng có nguồn gốc là Quyển Liêm Đại tướng trông coi rèm và sa giá cho Ngọc Đế. Năm xưa, vì ông làm vỡ chén lưu ly mà bị đày xuống sông Lưu sa làm yêu quái. Ngô Thừa Ân mô tả trên cổ Sa Tăng có dây chuyền treo 9 chiếc đầu lâu. 9 chiếc đầu lâu đó chính là của 9 kiếp trước của Đường Tăng, vì sau khi ăn thịt, Sa Tăng quẳng đầu lâu xuống sông mà không chìm nên quyết định giữ lại xâu thành vòng cổ.
Dù bản tính hung dữ là thế nhưng sau khi được Đường Tăng giác ngộ, Sa Tăng đã trở nên hiền hòa và hết lòng phò trợ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Pháp danh của Sa Tăng là Ngộ Tịnh.
Những nhân vật phụ trong Tây Du Ký
Phe Thần - Tiên - Thánh - Phật:
- Như Lai Phật tổ Thích Ca Mâu Ni
- Tiếp Dẫn đạo sư
- Nhiên Đăng Cổ Phật
- Phật Di lặc
- Bồ Đề Tổ Sư
- Quan Thế Âm Bồ Tát
- Văn Thù Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Địa Tạng Vương Bồ Tát
- Linh Cát Bồ Tát
- Huê Quang Bồ Tát - Ngũ Tiên Linh quang
- Tỳ Lam Bà Bồ Tát
- Thập Bát La Hán
- A Nan Tôn giả
- Ca Diếp Tôn giả
- Đại thánh Quốc sư vương Bồ tát
- Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ tát
- Thái tử Kỳ Đà
- Trưởng Giả Cấp Cô Độc
- Bảo Tràng Quang Vương Phật
- Hỏa Diệm Ngũ Quang Phật
- Từ Lực Vương Phật
- Quảng Trang Nghiêm Phật
- Tài Quang Minh Phật
- Thế Tịnh Quang Phật
- Nhật Nguyệt Châu Quang Phật
- Diệu Âm Thanh Phật
- Quan Thế Đăng Phật
- Tu Di Quang Phật
- Kim Hải Quang Phật
- Tài Quang Phật
- Đấu Chiến Thắng Phật
- Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát
- Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát
- Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát
- 500 La Hán
- Bát bộ Kim Cương
- Kim Thiền Tử
- Thanh Sư vương - Cụ Thủ tiên
- Bạch Tượng vương - Linh Nha tiên
- Kim Sí Điểu
- Hoàng Mi Lão Phật
- Huệ Ngạn hành giả
- Kim Đỉnh Ngọc chân quân
- Thiện tài Đồng tử
- Kim Tra (hầu phật tổ)
- Yết đế
- Hộ pháp
- Thắng chi kim cang
- Đại Lực Kim cang
- Vĩnh Trụ Kim cang
- Già Lam
- Kim Trì Trưởng lão
- Ô sào thiền sư
- Long nữ (hầu Quan Âm)
- Kim y đồng tử (hầu Địa tạng)
Phe yêu quái:
- Ngưu Ma Vương
- Giao Ma Vương
- Bằng Ma Vương
- Sư Đà Vương
- Di Hầu Vương
- Dần Tướng Quân
- Đặc Sứ Xỉ
- Hùng Sơn Quân
- Thiết Phiến Công Chúa
- Ngưu Ma Vương
- Hồng Hài Nhi
- Ngọc Diện Công Chúa
- Như Ý Chân Tiên
- Hổ Lực Đại Tiên
- Lộc Lực Đại Tiên
- Dương Lực Đại Tiên
- Hắc Hùng Tinh
- Lăng Hư Tử
- Bạch Y Tú Sỹ
- Bàn Tơ Động
- Kim Quan Trăm Mắt
- Sư Đà Lĩnh
- Thanh Sư vương
- Kim Sí Điểu
- Hoàng Sư Tinh.
- Cửu Linh Nguyên Thánh
- Cửu Đầu Trùng
- Bá Ba Nhi Bôn
- Tích Hàn Đại Vương
- Tích Thử Đại Vương
- Tích Trần Đại Vương
- Bạch Diện Hồ Ly
- Bạch Lộc Quái
- Tỳ Bà Tinh
- Bạch Cốt Tinh
- Hoàng Bào Quái
- Hoàng Phong Quái
- Hoàng Mi Lão Phật
- Kim Giác và Ngân Giác
- Hồ A Thất
- Lục Nhĩ Mỹ Hầu
- Thanh Ngưu Quái
- Bạch Thử Tinh
- Tái Thái Tuế
- Cự Mãng Quái
Trên đây là bài viết tổng hợp các nhân vật trong Tây Du Ký. Đây là bộ phim gắn liền với tuổi thơ khiến bao thế hệ phải mất ăn mất ngủ trông ngờ theo dõi. Hi vọng rằng các bạn độc giả của VOH đã tìm được những thông tin thú vị mà mình cần, hãy theo dõi kênh để cập nhật thêm nhiều tin tức khác nhé.
Mọi người muốn cập nhật thêm thông tin như trên thì hãy theo dõi VOH giải trí ở chuyên mục phim nhé!
(Nguồn ảnh: Internet)