Bộ phim cổ trang thần tượng Mộng Hoa Lục đang được phát sóng với độ phổ biến rộng rãi đầy ấn tượng. Được chuyển thể từ vở kịch "Triệu Phán Nhi phong nguyệt cứu phong trần" của đại tác gia thời nhà Nguyên - Quan Hán Khanh; kể về câu chuyện của Triệu Phán Nhi (Lưu Diệc Phi), Tống Dẫn Chương (Lâm Duẫn) và Tôn Tam Nương (Liễu Nham). Họ là những người phụ nữ Bắc Tống lặn lội từ Hàng Châu đến Biện Kinh để đòi lại công đạo, tự gây dựng cuộc sống cho riêng mình.
Những tập tiếp theo của bộ phim có vẻ đang dần giảm đi phong độ, để lộ nhiều sạn; thậm chí đi lệch khỏi "tinh thần ban đầu" được xây dựng và quảng bá tại thời điểm chuẩn bị ra mắt, liên tục xuất hiện những vấn đề gây tranh cãi. Tuy trở thành một tác phẩm rầm rộ được đông đảo người xem quan tâm, nhưng một tựa phim cổ trang không chỉ "bạo" là đủ mà còn cần phải có "cảm" mới thật sự thành công đi vào lòng công chúng.
Rời xa khỏi tinh thần của nguyên tác kinh điển
Cải biên dựa trên tác phẩm kinh điển cùng đề tài về sự độc lập của phụ nữ, và những vấn đề xoay quanh bộ phim đã khiến Mộng Hoa Lục liên tục xuất hiện trong danh sách từ khóa tìm kiếm nhiều nhất kể từ khi phát sóng. Tuy nhiên, khi cốt truyện được mở ra, dõi theo diễn biến tình tiết, sự cải biên nguyên tác quá mức và việc dùng văn hóa lưu hành để diễn tả xã hội phong kiến đã tạo nên làn sóng "chỉ trích". Làm thế nào để cải biên văn hóa truyền thống nhưng không làm mất đi cái "thần" trở thành đề tài gây tranh cãi dữ dội.
Khác với thiết lập kỹ nữ thấp kém của nhân vật chính trong "Cứu phong nguyệt", vừa mở đầu Mộng Hoa Lục đã nhấn mạnh nữ chính Triệu Phán Nhi (Lưu Diệc Phi) chưa từng vướng phải bụi trần; để tạo nên thân phận thượng lưu nên nàng được xây dựng hình tượng vốn là thiên kim xuất thân cao quý con gái của một viên quan, vì phụ thân phạm tội nên buộc phải trở thành quan nô (kẻ phạm tội bị đưa vào nhà quan làm tạp dịch), sau được ân xá, thoát tịch quy lương (xóa khỏi ghi chép phạm tội trở về cuộc sống của một người dân mưu sinh bằng nghề chân chính).
Tuy là một người phụ nữ phong nguyệt nhưng nàng có thể dựa vào xuất thân cao quý, nhờ được giới thượng lưu thường thức mà thủ thân như ngọc, xông pha thế tục; tình tiết này thật sự rất lôi cuốn, khiến khán giả cảm thấy mới mẻ. Nhưng giá trị cốt lõi của nguyên tác không nằm ngoài sự sùng bái quyền quý thường thấy trong các tác phẩm cổ trang thần tượng. Bên trong người phụ nữ phân chia "chuỗi khinh thường", bỏ qua những vấn đề khiến người ta cảm thấy xót xa cho những gì phụ nữ phong kiến gặp phải cũng khiến khán giả hiện nay cảm thấy hụt hẫng và khó chịu.
Trong phim, những cô nương có thể dựa vào "khả năng" của mình để có thể tồn tại, thoạt nhìn có vẻ hài hòa với đề tài nữ giới độc lập phổ biến, nhưng thực chất vẫn đi theo lối mòn của "trinh khiết liệt nữ" (vấn đề trinh tiết áp đặt cho phụ nữ).
Đối với người sáng tạo, nếu kịch bản dựa trên một điểm lịch sử nào đó, thì việc khôi phục lại đời sống xã hội lúc bấy giờ và bứt phá khỏi tư duy cổ hữu để đổi mới chính là sự tôn trọng lịch sử. Nếu chỉ dùng một nhận định đạo đức duy nhất để miêu tả các nhân vật và câu chuyện, thể hiện những nhân vật ngụp lặn trong vũng bùn nhưng nội tâm vẫn nhất mực đơn thuần lương thiện thì ngược lại có phần đi theo hướng chủ nghĩa bảo thủ.
Sở dĩ "Cứu phong trần" được xem là kiệt tác của "hài kịch cổ điển chủ nghĩa hiện thực" là vì liên quan đến lòng nhân ái và thương tiếc mà ông luôn canh cánh đối với những con người dưới đáy xã hội; khắc họa sự khổ sở, tủi nhục, vùng vẫy, đấu tranh. Những con người bị xem thường và chịu tổn thương cứu vớt lẫn nhau, kiên trì theo đuổi cuộc sống tốt đẹp hơn, và phản ánh tâm hồn quý giá nhất của con người.
Hình tượng này của Triệu Phán Nhi cơ trí dũng cảm chính là hình ảnh kỹ nữ điển hình nỗ lực tranh đấu, một hình ảnh đầy khí phách hiên ngang và có giá trị thẩm mỹ cao. Mộng Hoa Lục cải biên đã biến toàn bộ câu chuyện trở thành miêu tả tầng lớp xã hội thượng lưu, ngược lại làm cho Triệu Phán Nhi - người đầy tính nhân văn kém phần đặc sắc hơn rất nhiều.
Trong "Cứu phong nguyệt", Triệu Phán Nhi là người tỉnh táo, không bị dụ hoặc trước những lời đường mật của đàn ông, nhận thức sâu sắc và có khả năng phán đoán trong tình yêu. Mộng Hoa Lục cho đến thời điểm hiện tại, rõ ràng đang đi theo hướng xây dựng tình cảm ngọt sủng giữa Triệu Phán Nhi (Lưu Diệc Phi) và Cố Thiên Phàm (Trần Hiểu) để thu hút khán giả, khiến câu chuyện trở nên nhạt nhoà.
Cuối cùng Triệu Phán Nhi vẫn phải luôn dựa dẫm vào Cố Thiên Phàm
Trên thực tế, Mộng Hoa Lục được chuyển thể từ nội dung của "Cứu phong nguyệt" đã kết thúc ở giai đoạn đầu của cốt truyện, và tình tiết sau đó lại trở thành mô típ của một bộ phim cổ trang tình cảm lãng mạn.
Trong những năm gần đây, ý thức của phụ nữ không ngừng được đánh thức, dù là phim truyền hình hiện đại hay phim cổ trang không hẹn mà gặp đều gắn mác nữ cường độc lập. Từ góc nhìn này, Mộng Hoa Lục đã thành công trong việc định hình tình bạn cảm động giữa ba người phụ nữ; dù gặp bất công, khốn khó nhưng họ luôn sát cánh và giúp đỡ lẫn nhau, cuối cùng cả ba đều vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, người phụ nữ hoàn hảo theo quan điểm truyền thống và hình mẫu hoàn hảo mà phụ nữ hiện đại theo đuổi rõ ràng thuộc hệ thống đánh giá loại trừ lẫn nhau hoặc thậm chí cơ bản là loại trừ nhau. Người trước thanh tú xinh đẹp, dịu dàng đáng yêu, mọi mặt quyến rũ; trong khi người sau lý trí kiên cường, tài năng thiên phú, sự nghiệp thành công,... Nếu dùng từ "đại nữ chủ", “giải phóng phụ nữ” mà trong khi thiết lập nhân vật lại thêm vào cả hai kiểu hình mẫu sẽ dẫn đến sự va chạm, cọ xát giữa hai loại giá trị.
Trong phim, Triệu Phán Nhi kiên trì đấu tranh chống lại "bất công" và phân biệt đối xử, nhưng mỗi khi gặp khó khăn lại phải dựa vào nam chính thâm tình Cố Thiên Phàm trợ giúp, ngay cả việc cứu nguy cho tỷ muội tốt Tôn Tam Nương (Liễu Nham) và Tống Dẫn Chương (Lâm Duẫn) cũng phải nhờ đến Cố phó sứ, và cả việc kinh doanh cũng vậy.
Khi Cố Thiên Phàm lâm vào cảnh khốn cùng lại phải nhờ đến phụ thân làm quan cao đích thân ra tay. Việc trình bày các giá trị như vậy là không thể tránh khỏi, nhưng cách thể hiện giá trị quan như thế này thật khiến người xem cạn lời.
Tạm kết luận
Làm sao để truyền tải giá trị quan từ những câu chuyện trong lịch sử là điều mà những nhà làm phim cổ trang thần tượng phải tham khảo và suy nghĩ cẩn trọng, sâu sắc hơn.
Nhưng đổi lại, đời sống tình cảm của ba tỷ muội cũng là tiêu điểm khi họ nương tựa lẫn nhau, cùng nhau không ngừng cố gắng trên con đường sự nghiệp. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tinh thần tự chủ và cũng không thể vì những tổn thương từng trải trong quá khứ mà phụ nữ phải từ bỏ quyền mưu cầu hạnh phúc.
Nếu bỏ qua lỗ hổng rất lớn kia - điều mà đa phần những tác phẩm nữ chủ khó lòng tránh khỏi thì Mộng Hoa Lục vẫn đáng được ủng hộ. Bởi lẽ, ít nhất nội dung đã không "tra tấn đôi mắt" của khán giả và xứng đáng với IQ của một bộ phim cổ trang thần tượng.
Cùng VOH giải trí thưởng thức những thông tin phim ảnh đầy thú vị mỗi ngày tại chuyên mục phim nhé!
Ảnh, video: Weibo