Từ xưa câu tục ngữ “Ăn cơm chúa múa tối ngày” rất quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Thế nhưng cho đến hiện tại lại không có nhiều người hiểu được ý nghĩa của câu nói này.
1. Câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày” nghĩa là gì?
“Ăn cơm chúa múa tối ngày” là một câu nói ám chỉ đến việc hưởng lộc và nhận tiền của ai thì phải làm việc cho người đó. Theo đó, cụm từ “ăn cơm chúa” được hiểu giống như việc nhận tiền công từ những ông chủ quyền quý nói chung, mà trước hết là các bậc vua chúa. Còn cụm từ “múa tối ngày” thể hiện quá trình làm việc ngày đêm để xứng với tiền công được trả.
Có thể thấy, câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày” thể hiện rất rõ một tư tưởng đó là phục vụ và trả công. Hiểu đơn giản, khi bạn nhận tiền hay vật chất từ một người khác, bạn sẽ phải phục vụ lại cho họ, đó là nghĩa vụ cũng là trách nhiệm mà bạn phải hoàn thành.
Câu nói này còn được dùng để chỉ những người luôn dốc lòng hết sức cho công việc của bản thân để xứng đáng với những gì mình nhận được. Thế nhưng, khi cuộc sống không phải bon chen, lo lắng đồng tiền, bát gạo, nhiều người tại sinh ra thói ỷ lại, lười biếng. Mang tư tưởng làm việc lấy lệ để nhận tiền chứ không hết lòng với công việc, không muốn cống hiến, hy sinh nhiều hơn cho công việc.
Sự thay đổi về cách sống, cách suy nghĩ đã dần làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Giờ đây, khi nhắc đến câu nói này, người ta chỉ nghĩ đến hình ảnh của sự lười nhác, cẩu thả, hành động qua loa, làm việc quấy quá cho xong chuyện.
2. Nguồn gốc của câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày”
Ngày xưa, câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày” dùng để chỉ những ca sĩ, nghệ sĩ phục vụ trong cung, phủ chúa, nhằm nhắc nhở bổn phận của mình. Khi được chúa cho ăn, cho mặc thì công việc của họ phải làm chính là ca hát và nhảy múa, làm trò tiêu khiển mua vui cho chúa hết ngày lại đêm.
Thời xưa các bậc vua chúa, hay những người có tiền đều có một đội ca kĩ riêng để múa hát mua vui cho mình. Đặc biệt là vào các dịp lễ tết hay sự kiện trong gia đình, những người có tiền sẽ thuê các gánh hát về để phục vụ trong một thời gian ngắn.
Mặc dù được hát, được múa trong cung hay trong phủ chúa thì những người làm nghề này cũng chỉ là tôi tớ được quan quyền nuôi nấng, cho họ ăn, cho học mặc vì vậy họ phải có phận sự phục vụ lại các ông bà chủ của mình.
Xem thêm:
58 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về lao động sản xuất
30 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lối sống giản dị, khiêm tốn
110 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người xã hội
3. “Ăn cơm chúa múa tối ngày” bị hiểu sai như thế nào?
Mặc dù đã nghe nhiều nhưng câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày” vẫn bị một số người hiểu sai nghĩa và cho rằng nó ám chỉ đến những người làm việc một cách quấy phá cho xong chuyện, cho qua ngày, thiếu trách nhiệm, chỉ làm cho hết ngày rồi về chứ không quan tâm đến hiệu quả công việc.
Thật ra, nguồn gốc của câu nói với ý nghĩa ban đầu khá chua chát cho đời nghệ sĩ, bởi có lẽ nó chỉ phản một hiện thực là những người “nghệ sĩ chuyên nghiệp” thời xưa chỉ phục vụ múa hát ngày đêm cho vua chúa và các nhà quyền quý.
Song, với hiện thực đó thì nó còn là tinh thần trách nhiệm và bổn phận của người được trả công, và không ngoại trừ tinh thần “yêu ngành yêu nghề” và cảm hứng nghệ thuật. Vậy mà, trong mắt người đời, họ lại thường bị xem là thấp hèn, bị dè bỉu và xem thường (quan niệm sai thời phong kiến).
Thêm vào đó sự múa hát cả ngày đối với người ngoài cuộc thì nó là một chuyện tầm phào và chẳng có ích gì. Những kẻ đứng bên ngoài nhìn vào sẽ chẳng tin trong lời ca tiếng hát kia, hay trong điệu múa nọ là kết quả của cả một quá trình luyện tập gian khổ, là sự say mê, yêu thích với nghề.
Họ chỉ khăng khăng cho rằng hoạt động của người nghệ sĩ xưa mang tính chất chán chường, cố làm cho xong, làm cho hết ngày để khỏi thất thố với đồng tiền, bát cơm nhận được. Thế nhưng, thực hư thế nào, chỉ có người trong cuộc mới mới biết được.
4. Làm thế nào để sống đúng với tinh thần tận tâm vì công việc trong câu “Ăn cơm chúa múa tối ngày”?
Như đã nói ở trên “ăn cơm chúa múa tối ngày” ám chỉ đến sự tận tâm làm việc cho người trả công cho mình. Nó thể hiện trách nhiệm và cái tâm đối với công việc của mỗi con người. Vậy làm thế nào để sống đúng với câu nói ấy?
4.1 Học cách xem trọng thời gian
Xem trọng thời gian là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là một người trưởng thành, ra sức làm việc và có trách nhiệm. Biết cách quản lý tốt thời gian làm việc, thời gian sinh hoạt là một trong các khía cạnh quan trọng cuộc sống mà bất kỳ ai cũng cần phải biết.
Nếu bạn không biết xem trọng thời gian, có xu hướng lãng phí thời gian và dùng nó để làm những việc vô bổ thay vì công việc. Thì bạn sẽ trở thành một người lười nhác, không chú trọng công việc, lề mề và làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
4.2 Tạo kế hoạch trong công việc
Những người có đam mê, trách nhiệm sẽ không bao giờ làm việc một cách bốc đồng và không có một kế hoạch cụ thể. Họ sẽ luôn cân nhắc đến mọi vấn đề và tạo ra một kế hoạch làm việc cụ thể. Vì họ hiểu rằng, chỉ cần phạm phải một lỗi nhỏ thôi thì cũng sẽ kéo theo vô vàn rắc rối khác mà bản thân khó có thể sửa chữa được.
4.3 Tập trung vào công việc
Chỉ khi bạn tập trung thì công việc của bạn mới được hoàn thành một cách tốt nhất. Người biết cách tập trung làm việc họ luôn có sự cầu toàn, không muốn bản thân mắc phải sai lầm dù là nhỏ nhất. Họ sẽ hạn chế tối đa các ảnh hưởng liên quan đến công việc của mình.
Xem thêm:
Những câu nói hay về công việc giúp bạn vực dậy tinh thần
30 bài thơ về sự cố gắng trong công việc và cuộc sống
Tiếp thêm niềm tin cho người thân bằng 30 lời chúc công việc thuận lợi
4.4 Không đổ lỗi và tôn trọng sự cố gắng của người khác
Để không bị nói là thờ ơ với công việc, bạn cần phải có trách nhiệm với công việc của mình và đặc biệt là không đổ lỗi cho người khác. Bạn đến làm trễ thì không nên đổ lỗi tắc đường, bạn làm sai số liệu không nên đổ lỗi do hệ thống,... Năng lực của bạn sẽ được đánh giá cao nếu bạn học được cách ngừng đổ lỗi và có trách nhiệm trong công việc.
4.5 Không viện cớ, ngừng than thở
Than thở là một biểu hiện xấu của những người không quan tâm đến công việc. Họ sẽ thường xuyên than thở về sếp, về công việc được giao,... Những người thật sự nghĩ đến công việc và có trách nhiệm thì học sẽ nghĩ cách khắc phục chứ không phải ngồi than thở.
Bên cạnh đó những người làm việc vô trách nhiệm còn thường xuyên viện cớ và đổ lỗi cho nhiều yếu tố khác để ngụy biện cho chính bản thân mình. Nhìn chung thì có thể khẳng định đây chính là mẫu người “ăn cơm chúa múa tối ngày”.
Như vậy, bài viết đã phần nào giải đáp nghĩa câu nói “ăn cơm chúa múa tối ngày” và cách làm việc hiệu quả, có trách nhiệm. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về câu nói này cũng như lời nhắn nhủ của thế hệ cha ông ta ngày trước.
Sưu tầm
Nguồn ảnh Internet