Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò” là gì?

(VOH) - “Ăn ốc nói mò” là câu thành ngữ được dùng phổ biến khi muốn phê phán những người ăn nói không có căn cứ. Hình tượng đại diện trong câu thành ngữ chính là một yếu tố độc đáo đậm chất văn hóa.

Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” thường được dùng để chỉ những người ăn nói càn rỡ, không suy nghĩ cẩn thận trước khi nói. Hơn nữa hình ảnh giàu tính tượng hình được sử dụng trong câu cũng tạo nên nhiều tầng nghĩa sâu xa. Hãy cùng khám phá và giải nghĩa thành ngữ “Ăn ốc nói mò” ngay sau đây.

1. “Ăn ốc nói mò” là gì?

Ăn ốc nói mò là một câu thành ngữ chủ yếu dùng để phê phán những người ăn nói hàm hồ, thiếu suy nghĩ. Ngoài ra, câu thành ngữ cũng chỉ những người mơ hồ về nội dung mà họ truyền đạt dẫn đến cách trình bày thiếu logic và không mạch lạc.

Trước hết, xét đến ngữ nghĩa của từ “ăn ốc” và “nói mò”. Đây là hai từ không có mối liên hệ về nhân quả. Khi đi cạnh nhau chúng thể hiện một sự không nhất quán giữa hành động và lời nói. “Ăn ốc nói mò” ý chỉ sự cập rập của lý lẽ và lập luận trong lời nói.

2. Nguồn gốc câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò”

“Ăn ốc nói mò” là câu thành ngữ được đúc kết từ ngàn xưa nhờ truyền miệng nên không có cách giải thích chính xác nhất. Nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền một vài lý giải dựa theo đặc trưng về văn hóa xã hội.

2.1 Các câu chuyện phiếm ở hàng quán

Một số người cho rằng câu “Ăn ốc nói mò” xuất phát từ văn hóa hàng quán. Bởi vì khi xưa những người la cà các hàng ăn uống hay tụ tập lại để nói chuyện phiếm. Họ thường nhâm nhi thức ăn, đặc biệt ở vùng nông thôn Việt Nam khi xưa là món ốc, rồi nói những chuyện trên trời dưới đất cho thỏa thích chứ không cần biết có đúng sự thật hay không. Do vậy hình tượng “Ăn ốc nói mò” đại diện cho lối buôn chuyện không có căn cứ.

Ngoài ra, ở những quán rượu, khi mà người ta chỉ lo “chén chú chén anh” thì vừa nhâm nhi vừa buôn chuyện “thiên thời” cũng là một trong những nguyên nhân, người ta dùng câu “Ăn ốc nói mò” để diễn tả lối nói chuyện không mang lại thông tin và đương nhiên cũng không thể thuyết phục người khác.

Xem thêm: Bài học rút ra từ câu thành ngữ 'Cầm đèn chạy trước ô tô'

“Ăn ốc nói mò” có ý nghĩa gì? 1

Những câu chuyện phiếm - nguồn gốc của câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò”

2.2 Cấu trúc “Ăn…Nói…” trong thành ngữ của người Việt

“Ăn ốc” và “nói mò” không bổ nghĩa cho nhau nên nhiều người cho rằng, “Ăn ốc nói mò” vốn được lấy ý tưởng từ các câu thành ngữ được lưu truyền trong dân gian như: “Ăn măng nói mọc”, “Ăn gian nói dối”, “ăn không nói có”,...

Chính vì sự liên kết mật thiết giữa “ăn” và “nói” trong văn hóa Việt nên để diễn đạt ý đoán mò không căn cứ, người xưa dùng từ “nói mò”. Trạng từ “mò” này lại đồng âm với động từ “mò” trong hành động mò ốc - đây là một công việc cùng có tính chất mơ hồ không định hướng rõ ràng. Vì thế “Ốc” được chọn làm hình tượng trong câu thành ngữ.  Vậy là “Ăn ốc nói mò” được hình thành theo cấu trúc của thế hệ trước.

Xem thêm: Hiểu rõ đạo lý uống nước nhớ nguồn bài học về lòng biết ơn

“Ăn ốc nói mò” có ý nghĩa gì? 2
Cấu trúc “Ăn…nói…” trong thành ngữ Việt

3. Những câu thành ngữ liên quan đến "Ăn ốc nói mò"

Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” phản ảnh một nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói theo chuẩn mực truyền thống. Sau đây là một số thành ngữ có liên quan khác bạn có thể liên hệ:

  • Ăn đơm nói đặt: Ý chỉ những người đặt chuyện không đúng sự thật nhằm bôi nhọ người khác.
  • Ăn có nhai, nói có nghĩ: Ý muốn răn dạy con người rằng trước khí nói gì cùng phải suy nghĩ thấu đáo giống như trước khi nuốt phải nhai vậy.
  • Ăn ngay nói thẳng: Ý chỉ những người tính cách bộc trực, thẳng thắn không xu nịnh không toan tính không giao tiếp.
  • Ăn to nói lớn: Đa phần mang hàm nghĩa phê phán những người nói chuyện và cư xử sỗ sàng và thiếu tế nhị.
  • Ăn đằng sóng, nói đằng gió: Phê phán những người nói dối trắng trợn với mục đích vụ lợi cho bản thân mình hoặc có giả tâm hại người.
  • Ăn bớt bát, nói bớt lời: Khuyên con người nên biết khiêng nhượng, không nên để bị cảm xúc chi phối quá nhiều để xảy ra những điều đáng tiếc.
  • Một lời nói dối, sám hối bảy ngày: Ý chỉ những lời bạn nói ra cũng có thể gây tổn thương người khác và những tội lỗi khôn lường mà bạn phải ân hận

Xem thêm:  70 câu ca dao tục ngữ về ăn uống

“Ăn ốc nói mò” có ý nghĩa gì? 3
Thành ngữ về giao tiếp

4. Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” bằng tiếng Anh

To speak by guess and by god, ý chỉ những người nói chuyện dựa trên cảm tính và dựa vào thần thánh chứ không có căn cứ hay lý lẽ gì để chứng minh. Tuy nhiên đây là một câu khá gần nghĩa để phục vụ nhu cầu chuyển ngữ câu “Ăn ốc nói mò” sang tiếng Anh.

Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” phần làm nổi bật văn hóa trong lời ăn tiếng nói tinh tế của người xưa. Hy vọng bài viết đã có thể cho bạn những góc nhìn mới mẻ để hiểu hơn câu thành ngữ ở những phương diện khác nhau.

Nguồn: Internet
Sưu tầm

Bình luận