Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo’ muốn nói lên điều gì?

(VOH) – Trong những câu thành ngữ ông cha ta để lại, có không ít nội dung nói về cách giao tiếp của con người. ‘Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo’ là 1 trong số những lời dạy mà ta cần suy ngẫm.

Có nhiều cách ứng xử khác nhau, trong đó việc sống ngay thẳng, lương thiện trong các mối quan hệ xung quanh cần được đặt lên hàng đầu. Những trường hợp “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” ắt hẳn sẽ không bao giờ được người đời trân trọng, yêu thương.

Cùng đến với bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về câu thành ngữ “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” bạn nhé!

1. Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo nghĩa là gì?

Lời nói một khi đã nói ra thì không thể rút lại được, bởi vậy tùy hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta sẽ có cách nói chuyện, cư xử cho phù hợp. Và trong đời sống hàng ngày, có không ít lần bạn nghe được câu thành ngữ “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” như một lời nhắc nhở, cũng có thể là chỉ trích ai đó về vấn đề cư xử của họ. Vậy “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” nghĩa là gì?

luoi-khong-xuong-nhieu-duong-lat-leo-voh-0

"Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo" nghĩa là gì? (Nguồn: Internet)

Đây là thành ngữ ngụ ý chỉ những người hay nói lời tráo trở, lật lọng, thiếu trung thực, dối trá nói xuôi, nói ngược. Với một vấn đề nào đó họ có thể nói rất nhiều kiểu khác nhau tùy theo mục đích mà họ muốn hướng tới, xấu hay tốt họ đều có thể nói được. Hơn thế, hình ảnh “lưỡi không xương” còn là ẩn dụ cho một thứ rất khó lường trước được, chính là miệng lưỡi của thế gian.

Trong đời sống hằng ngày, ở bất kì mối quan hệ xã hội nào cũng có thể xảy ra câu chuyện “cái lưỡi không xương". Bạn sống trên đời dù tốt cỡ nào vẫn sẽ luôn có những người người gây điều thị phi với bạn, thậm chí người đó có thể là người bạn  chẳng bao giờ ngờ đến. Bởi vậy, dù cho là tình thân, tình yêu hay tình bạn,… hãy lắng nghe một cách tỉnh táo, không vội kết luận hay phán xét đúng sai. 

Trên thế gian này lòng người là thứ khó đoán nhất mà chúng ta cũng không thể nhìn rõ và lời nói thì luôn có một sức mạnh ghê gớm, nó như con dao vô hình khiến cho con người bị tổn thương một cách dễ dàng. Lời nói đã nói ra thì không thể rút lại được, vì vậy hãy hiểu rõ hậu quả của những lời nói lúc nóng giận hoặc khổ đau để hạn chế gây ra những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong mối quan hệ của mình.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta dù có sống tốt đến đâu thì vẫn có thể bị người đời nói xấu hoặc đàm tiếu về cuộc đời của mình. Bởi sống trên đời đâu phải chuyện dễ dàng và những người có “cái lưỡi không xương” cũng không hề ít. Vì vậy, hãy sống đúng với bản chất lương thiện của mình, không cần quan tâm đến những lời nói ác ý của người khác thì bạn sẽ sống thoải mái và vui vẻ hơn.

2. Những kiểu người miệng lưỡi không xương thường gặp ở nơi công sở

Hầu hết những môi trường như nơi công sở chính là một xã hội thu nhỏ mà ở đó tập hợp rất nhiều loại người khác nhau. Các khuôn mẫu trong đời được tập trung ở đây cũng như có hàng tá các câu chuyện tốt xấu ngày ngày vẫn diễn ra. Vậy các kiểu người miệng lưỡi không xương thường gặp ở nơi công sở sẽ như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ cụ thể mà bạn nên tham khảo:

luoi-khong-xuong-nhieu-duong-lat-leo-voh-1

2.1 Những người tỏ ra bất lực cần giúp đỡ

Có một số kiểu đồng nghiệp luôn tỏ vẻ không biết giải quyết nhiều vấn đề và tìm cách nhờ người khác xử lý hộ. Bởi cái miệng dẻo ngọt nên họ có thể thấy lòng được rất nhiều người, những rắc rối của họ cũng nhanh chóng được giải quyết bởi họ rất có “tài năng” trong việc nhờ vả người khác. Trong một số trường hợp, thay vì luôn gật đầu, bạn hãy cân nhắc với việc lãng phí nhiều thời gian để chấp nhận mọi thỉnh cầu của họ. 

2.2 Dùng vật chất để thao túng người khác

Có một số người họ xem tiền bạc, vật chất là công cụ thể điều khiển người khác. Hãy hiểu rõ giá trị bản thân cũng như đừng dễ dàng nghe theo sự sắp đặt của họ khi họ chỉ xem bạn như một món đồ. 

2.3 Áp đặt người khác qua lời hứa của họ

Đã là những người đồng nghiệp với nhau thì thật khó lòng mà từ chối khi đối phương nhờ mình giúp đỡ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đồng ý một việc gì đó. Nếu nằm trong khả năng của mình có thể giúp thì hãy đồng ý, còn không thì đừng vội mà gật đầu nhé!

2.4 Luôn đổ lỗi khi gặp thất bại

Có một kiểu người hay bị ghét ở chốn công sở cũng như trong cuộc sống hằng ngày, chính là luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Đứng trước thất bại, họ sẽ có tâm lý là tìm cách chỉ trích, dùng ngôn từ tiêu cực hướng về phía những người làm chung ở xung quanh. 

2.5 Hay dùng lời khuyên đối với người khác nhưng thực chất là sai khiến

Một số người sẽ thường nói với bạn rằng “Sẽ thật tốt nếu bạn làm như thế này…”, “Bạn nên làm như này…”. Đôi khi chính họ đang thao túng và khiến bạn làm theo mong muốn của họ mà bạn không hề nhận ra điều đó. Hãy tỉnh táo và tin tưởng vào bản thân mình trước hết thay vì cứ nghe theo lời người khác bạn nhé!

2.6 Người hay dựa dẫm

Họ có xu hướng nhờ vả và lợi dụng lý do là bạn bè, đồng nghiệp để thao túng mối quan hệ đó. Nếu đã nhờ vả bạn được một lần, hai lần thì sẽ có nhiều lần tiếp theo. Đến khi bạn mệt mỏi và không thể đáp ứng được cho họ nữa thì mối quan hệ sẽ “toang”. Vậy nên đừng quá dễ dàng gật đầu với những yêu cầu vô lý bạn nhé!

2.7 Người hay nói chuyện nước đôi

Có những kiểu người hay nói chuyện “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” để chúng ta hiểu sai ý họ, từ đó vặn vẹo nhiều hướng khác nhau. Đừng dễ tin vào lời nói của người khác, đặc biệt là những người thường xuyên thảo mai với bạn nhé! Hãy cứng rắn phản biện khi cần thiết và đừng để họ dựa dẫm vào mình quá nhiều.

Xem thêm:
40+ câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lời nói, lối ứng xử
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Học ăn học nói học gói học mở"
Giải thích ý nghĩa thành ngữ "Ruột để ngoài da" nói về điều gì?

3. Tỉnh táo trước những biến động được gây ra bởi “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”

Xã hội có muôn vàn loại người khác nhau, nhưng những người ăn nói hàm hồ, hay gây hiểu lầm làm ảnh hưởng tới người khác thì sớm muộn đều phải trả giá. Vậy làm sao để chúng ta có thể tỉnh táo trước những biến động được gây ra bởi “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”?

luoi-khong-xuong-nhieu-duong-lat-leo-voh-2

Trước tiên, hãy có chính kiến và lập trường riêng của mình. Một số người có thể khen trước mặt bạn nhưng lại nói xấu sau lưng bạn. Bởi vậy, đừng quá tin vào lời của người khác, dù là bất cứ mối quan hệ thân thiết tới mức nào. Ngoại trừ những trường hợp bạn đã quá hiểu rõ tính cách của đối phương. Những người còn lại đều nên giữ tâm thái bình tĩnh, và đừng để mình bị thao túng tâm lý. 

Trong đời sống luôn tồn tại người tốt, kẻ xấu và không thiếu những kẻ chuyên nịnh bợ, thảo mai người khác nhằm mục đích vì lợi ích của mình. Chúng ta cần có một cái đầu lạnh để phân biệt thật giả, tốt xấu cũng như đừng để những lời nói xung quanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của bản thân. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng lời nói trong đời sống hằng ngày luôn cần có sự vận dụng khéo léo, một mặt để mọi chuyện suôn sẻ và gây thiện cảm với người khác, một mặt tránh để làm tổn thương đến đối phương. Những lời khen đúng nơi đúng lúc giúp khích lệ người khác, bên cạnh đó cũng nên lên tiếng với cái xấu để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với người khác cũng như học cách nhìn nhận mọi vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Hãy tập trung vào bản thân và hoàn thiện mình mỗi ngày một tốt hơn. Người sống hướng thiện ắt sẽ gặp nhiều may mắn cũng như được đền đáp xứng đáng.

4. Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về sự tráo trở

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” như một lời cảnh tỉnh cho chúng ta về bản chất của những người hay nói lời mà không giữ lấy lời. Cùng tham khảo thêm những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về sự tráo trở ở bên dưới bạn nhé!

  1. Mật ngọt chết ruồi.
  2. Bứng cây sống trồng cây chết.
  3. Nói một đàng, làm một nẻo.
  4. Nói lời phải giữ lấy lời.
    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
  5. Nói người chẳng nghĩ đến ta
    Thở sờ lên gáy xem xa hay gần.
  6. Bề ngoài thơn thớt nói cười
    Mà trong gian hiểm giết người không đao.
  7. Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
    Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
  8. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
    Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
  9. Đừng bảo rằng trời không tai
    Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
  10. Của phi nghĩa có giàu đâu,
    Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” là một cách nói ẩn dụ cho chúng ta hiểu hơn về lòng người. Trong giao tiếp xã hội, hãy học cách trung thực, thẳng thắn và nhìn lại những vấn đề một cách thấu đáo bạn nhé!

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận