Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giải thích ý nghĩa thuật ngữ Nho giáo "Tam cương ngũ thường" nói đến điều gì?

(VOH) - Ngày nay, Tam cương ngũ thường vẫn được xem là thước đo chuẩn mực về đạo đức - xã hội đối với nam giới. Vậy thành ngữ Tam cương ngũ thường là gì?

Theo Nho giáo, chúng ta thường truyền tai nhau phụ nữ phải tuân theo Tam tòng tứ đức, còn đàn ông cũng phải tuân theo Tam cương ngũ thường. Vậy bạn có biết Tam cương ngũ thường là gì không?

1. Khái niệm Tam cương ngũ thường nghĩa là gì?

Tam cương ngũ thường là thành ngữ riêng biệt được Khổng Tử đặt ra để chỉ các khái niệm đạo đức - xã hội quan trọng của người trong xã hội xưa. Tam cương thể hiện khuôn phép, kỷ luật trong xã hội, đi liền với Ngũ thường - gồm 5 đức cơ bản của con người. Tam cương Ngũ thường còn có cách gọi ngắn hơn là "cương thường" là nền tảng đạo đức làm người ở chế độ phong kiến.

tam-cuong-ngu-thuong-la-gi-voh-00

Tam cương ngũ thường.

Tam cương ngũ thường gồm 2 ý chính là Tam cương và Ngũ thường, do đó chúng ta hãy phân tích rõ hơn về ý nghĩa 2 cụm từ này nhé.

1.1. Tam cương là gì?

Theo tiếng Hán:

  • Tam ( 三): có nghĩa là ba
  • Cương (纲): là đầu mối hay giềng, nghĩa bóng là mối quan hệ, sợi dây liên kết. 

Như vậy, Tam Cương ám chỉ 3 mối quan hệ cốt yếu trong xã hội bao gồm: Quân thần cương, Phụ tử cương, Phu phụ cương. Đây là ba quan hệ then chốt trong xã hội theo quan điểm phong kiến là: Quân-Thần, Phu-Tử, Phu-Phụ. Hãy được hiểu nôm na là các mối quan hệ: Vua chúa - Thuộc hạ, Cha - Con, Chồng - Vợ. Cụ thể:

  • Quân thần cương: Bổn phận phận của thần quần (bầy tôi) đối với Vua.
  • Phụ tử cương: Bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
  • Phu phụ cương: Đạo vợ chồng. 

Đối với Nho giáo, mỗi nhân tố trong 3 mối quan hệ trên đều phụ thuộc và hỗ trợ cho nhau. Song, thứ tự trước sau trong đạo lý Nho giáo rất quan trọng, người xưa rất chú ý tới thứ bậc ưu tiên như để nhấn mạnh đến tầm quan trọng khi nói đến. Vì thế, trong 3 quan hệ Tam Cương thì quan hệ vua-tôi là quan trọng và được đề cao nhất.

Cả ba quan hệ điển hình trên đóng vai trò là đại diện cho tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội. Cách ứng xử đúng mực như vậy sẽ giúp gia đình trở nên thuận hòa, êm ấm hơn, xã hội cũng từ đó thái bình, trật tự và ổn định.

Xem thêm: Công dung ngôn hạnh là gì? 'Tứ đức' của phụ nữ xưa và nay

1.2. Ngũ thường là gì?

Ngũ thường cũng xuất phát từ Nho giáo, là 5 điều con người luôn luôn phải có khi sống ở trên đời, bao gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó:

  • Nhân (仁 rén): nhân được hiểu là người, học cách làm người. Nhân trong Ngũ thường dạy chúng ta muốn trở thành một người tốt phải yêu thương người khác và giúp đỡ vạn vật, muôn loài. 
  • Nghĩa (义 lǐ): có nghĩa là chính nghĩa, công bằng, ngay thẳng. Nghĩa trong Ngũ thường dạy chúng ta cách cư xử với mọi người xung quanh sao cho công bằng, hợp lẽ phải.
  • Lễ (礼 yì):có nghĩa là lễ phép, lễ độ. Lễ trong Ngũ thường dạy chúng ta phải tôn trọng, hòa nhã trong cách cư xử với mọi người. 
  • Trí (智 zhì): có nghĩa là trí tuệ, khôn ngoan, thông biết lý lẽ. Trí trong Ngũ thường dạy chúng ta phải sáng suốt để đánh giá đúng phẩm chất, tính cách của một người, nhìn nhận được đúng sai, phải trái.
  • Tín (信 xìn): có nghĩa là uy tín, tín nhiệm, lòng tin. Tín trong Ngũ thường dạy chúng ta phải cam kết thực hiện một cách nhất quán, phải giữ đúng lời hứa với người khác.
tam-cuong-ngu-thuong-la-gi-voh-01
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1.3. Tam cương ngũ thường nghĩa là gì trong tiếng Anh, tiếng Trung?

Tam cương ngũ thường không chỉ được áp dụng ở nước ta, mà còn xuất hiện trong nhiều tài liệu của nước ngoài.

Trong tiếng Anh, Tam cương ngũ thường được dịch là: Three Moral Bonds and Five Constant Virtues. Còn trong tiếng Trung, Tam cương ngũ thường được dịch là 三纲五常 /sāngāngwuchang/.

Xem thêm: Những câu nói hay của Khổng Tử, lời dạy của Đức Thánh Khổng

2. Ý nghĩa của “Tam cương ngũ thường” trong đời sống

Trong xã hội ngày xưa, cùng với tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường chính là những thức đo chuẩn mực của một con người trong mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Người ta cũng tin rằng con người có thể trở thành bậc hiền nhân thông qua việc hoàn thiện 3 mối quan hệ và 5 đức tính này. Do đó, thành ngữ “tam cương ngũ thường” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của một đất nước thời xưa.

Theo Tam tự kinh, mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa, mối quan hệ cha con cốt ở tình thuận. Tuy nhiên, đến giai đoạn phong kiến sau này những mối quan hệ trong xã hội đã được các vua chúa tạo ra dựa trên những nguyên tắc “tam cương ngũ thường” vô cùng khắc nghiệt: “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”, hay “phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”...

Có thể thấy, trong xã hội đó, tam cương ngũ thường trong lời dạy của Nho giáo là vô cùng hà khắc. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại dường như nó không còn quá quan trọng và có sự liên kết với con người trong xã hội ngày nay. Bởi nhiều người cho rằng, đó chỉ là một công cụ chỉ được dành cho chế độ quân chủ chuyên chế. 

Mặc dù vậy, xét theo khía cạnh đạo đức, vai trò của Tam cương Ngũ thường vẫn có những giá trị quan trọng nhất định. Con người sống ở đời nhất định phải hiểu rõ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thì mới có thể tồn tại và phát triển trong xã hội. 

Xem thêm: 50 Câu nói hay của Lão Tử về nhân sinh trong Đạo Đức Kinh

tam-cuong-ngu-thuong-la-gi-voh-02
Người thể hiện tốt các mối quan hệ Tam Cương và những đức tính Ngũ Thường thường được gọi là bậc hiền nhân.

3. Những câu nói triết học Nho giáo phổ biến tương tự “tam cương ngũ thường”

Trong Nho giáo, bên cạnh thành ngữ “Tam cương ngũ thường”, người ta còn bắt gặp nhiều tư tưởng triết học khác ảnh hưởng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam chúng ta.

  1. Tam tòng tứ đức
  2. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu
  3. Công dung ngôn hạnh
  4. Phú bất nhân, bần bất nghĩa
  5. Chí công vô tư
  6. Quân pháp bất vị thân
  7. Phúc đức khán tử tôn
  8. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  9. Dĩ hòa vi quý
  10. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
tam-cuong-ngu-thuong-la-gi-voh-03
Tề gia trị quốc bình thiên hạ.

“Tam cương ngũ thường” là câu thành ngữ ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ ý nghĩa của câu thành ngữ “tam cương ngũ thường” cũng như mang đến một bài học sâu sắc về chuẩn mực đời sống trong xã hội xưa.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận