Chờ...

3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

(VOH) - Theo quan niệm ông bà ta ngày xưa, những người mắc bệnh thủy đậu cần phải kiêng nước, không được tắm. Đây là một sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh ngày nay khi con em mắc bệnh.

1. Bệnh thủy đậu có phải kiêng nước không?

Theo quan niệm ông bà ta ngày xưa, những người mắc bệnh thủy đậu cần phải kiêng nước, không được tắm. Đây là một trong những sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh ngày nay khi con em mắc bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học ngày nay, các chuyên gia cho biết việc vệ sinh sạch sẽ khi mắc bệnh là hết sức quan trọng và cần đúng cách để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thủy đậu là do virus gây ra, làm xuất hiện những nốt phát ban và mụn nước khắp cơ thể gây ngứa, rát và ửng đỏ, nhất là có thể để lại sẹo. Vì thế, việc kiêng tắm vô tình dẫn đến việc bội nhiễm bởi vi khuẩn do không được giữ vệ sinh tốt.

3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

Chế độ vệ sinh hợp lý là vô cùng quan trọng khi mắc bệnh thủy đậu. Ảnh minh họa: internet

2. Bệnh nhân thủy đậu nên tắm như thế nào?

Chế độ vệ sinh hợp lý là vô cùng quan trọng khi mắc bệnh thủy đậu. Bệnh nhân thủy đậu cần ghi nhớ một số lưu ý khi tắm để mau hồi phục. Trên thực tế, người mắc bệnh thủy đậu chỉ nên tắm trong độ từ 5 đến 10 phút, tắm thật nhẹ nhàng, tránh chà sát, gãi làm bể các bọng nước, nốt phỏng trên da để tránh bội nhiễm vi khuẩn.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tắm bằng nước ấm pha muối loãng hoặc dùng xà phòng trung tính làm dịu cơn ngứa, đồng thời làm sạch da. Sau khi tắm, hãy dùng khăn tắm mềm, nhẹ nhàng thấm khô nước.

Trong trường hợp bệnh nhân tắm bằng bồn thì đừng quên vệ sinh bồn tắm sạch sẽ trước và sau khi tắm.

Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu cần cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên, không gãi vào vết thương gây lở loét và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Bên cạnh đó, cần kết hợp vệ sinh răng miệng bằng việc súc miệng bằng nước muối.

>>>Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

>>>Mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

3. Bệnh nhân thủy đậu nên tắm lá gì?

>>>Bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

>>>Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?

Vậy bệnh thủy đậu tắm lá gì sẽ mang lại hiệu quả? Sau đây là 3 loại lá dùng để tắm giúp giảm ngứa và hỗ trợ chữa bệnh trái rạ.

3.1. Lá kinh giới

Từ lâu, lá kinh giới được biết đến là một trong những loại thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, làm khô những vết mụn trái rạ nhanh chóng. Chúng ta dùng 100g lá kinh giới rửa sạch, sau đó đun cùng 3 lít nước trong 30 phút, tiếp đến pha thêm nước sạch để ấm.

3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

Lá kinh giới là một trong những loại thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Ảnh minh họa: internet

3.2. Lá tre

Lá tre cũng là lá có tác dụng giảm ngứa và khó chịu khi mắc bệnh. Với loại lá này, chúng ta lấy một nắm lá đem rửa thật sạch rồi đun với khoảng 3 lít nước tới khi sôi, sau đó pha thêm nước sạch để ấm.

3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

Lá tre có tác dụng giảm ngứa. Ảnh minh họa: internet

3.3. Lá sầu đâu

Lá sầu đâu có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồng thời giúp phục hồi nhanh hơn những tổn thương vùng da.

Cách dùng lá sầu đâu để tắm cũng rất đơn giản. Dùng 300g lá sầu đâu rửa sạch, đun với 2 lít nước trong vòng 30 phút, tiếp đến pha thêm nước sạch để ấm.

3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

Lá sầu đâu có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa. Ảnh minh họa: internet

Ở cả 3 loại lá trên, sau khi đã để ấm, chúng ta dùng khăn mềm lau người thật nhẹ nhàng hoặc tắm để giảm ngứa và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh hơn.

>>>Những thứ cần phải kiêng 100% khi mắc bệnh thủy đậu

>>>Các vấn đề về ăn uống khi mắc bệnh thủy đậu

* Bệnh thủy đậu tự khỏi được không? Làm cách nào để không có sẹo khi chữa bệnh thủy đậu? Hãy đón xem bài 13 của loạt bài này Cách chữa trị bệnh thủy đậu không để lại sẹo.

4. Dùng lá trầu không tắm cho bệnh nhân thủy đậu được không?

Lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm, kháng viêm, sát trùng và giảm sưng tấy. Vì vậy, rất nhiều người quan niệm dùng lá trầu không tắm cho bệnh nhân thủy đậu. Với đặc tính kháng viêm, lá trầu không có thể giúp hỗ trợ làm khô miệng các nốt mụn nước đã vỡ và giảm nguy cơ lây lan sang vùng da khác. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi các mụn nước không còn gây ngứa, rát. Tuy vậy, cần lưu ý một điều, lá trầu không không phải là thuốc đặc trị bệnh trái rạ. Theo GS - TS Đỗ Tất Lợi, đặc lý của lá trầu không không có tác dụng kháng sinh mạnh với các loại vi trùng, trong khi trái rạ lại là bệnh do nhiễm virus Varicella Zoster.