Chờ...

9 cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng tại nhà

( VOH ) - Khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, dù không nguy hiểm nhưng bệnh dễ tái phát, khiến bé khó chịu, quấy khóc...Vì thế, các mẹ hãy tham khảo các cách khắc phục sau đây để chăm sóc bé yêu.

Nhiệt miệng (lở miệng) là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở miêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau rát, khó chịu.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị nhiệt trong miệng có thể kể đến là:

  • Do các chấn thương trong vùng miệng như cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi do ăn thức ăn quá cứng, chải răng và nướu quá mạnh hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Em bé bị lở miệng, nhiệt miệng do ăn phải thức ăn quá nóng, niêm mạc bị bỏng gây lở loét.
  • Sử dụng một số loại thuốc uống gây khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lở loét miệng.
  • Trẻ em bị lở miệng cũng có thể do thiếu một một số chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, folic hoặc các vitamin nhóm B.
  • Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi-hầu cũng đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt trong miệng.
  • Một số loại trái cây và thực phẩm như: dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýtchocolate và phó mát đều có khả năng làm mất cân bằng khoang miệng ở một số trẻ và gây nên tình trạng nổi nhiệt miệng.
  • Ngoài ra, bệnh tay chân miệng, thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

9-cach-khac-phuc-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-nhanh-nhat-VOH

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng (Nguồn: Internet)

2. Triệu chứng thường gặp khi bé bị lở miệng

Những vết loét nhiệt miêng sẽ gây đau đớn, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:

  • Trẻ bị sốt đột ngột
  • Mặt lúc nào cũng nhăn nhó, người uể oải, thiếu năng lượng
  • Quan sát trên đầu lưỡi bé sẽ thấy có những mụn nhỏ hoặc vết lở loét.
  •  bị sưng nướu răng, thậm chí có thể gây chảy máu
  • Bé bị đau trong miệng.
  • Trẻ biếng ăn hoặc không muốn ăn

3. 9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên làm gì ?

Thực tế, phần lớn trường hợp thường gặp là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng hoặc những bé lớn hơn như 1,2 tuổi và hầu hết trường hợp đều không quá nguy hiểm đến sức khỏe cũng tính mạng của trẻ.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị lở miệng sẽ khỏi sau khoảng một tuần lễ, giai đoạn trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu từ 2 - 3 ngày. Mẹ có thể giúp trẻ dễ chịu hơn bằng cách:

3.1. Mật ong

Mật ong có khả năng chống vi khuẩn nên giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên vết loét ở miệng cho con là được.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc cho bé.

3.2. Mật ong và củ nghệ

Dùng củ nghệ chữa nhiệt miệng cho trẻ em cũng rất hiệu quả, do nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Mẹ có thể trộn hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của trẻ.

Tương tự, công thức này cũng không được áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

3.3. Dừa

9-cach-khac-phuc-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-nhanh-nhat-1-VOH

Có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết loét (Nguồn: Internet)

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, thay vì dùng nước thường, sử dụng một chút nước sữa dừa để con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ sơ sinh có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết loét.

3.4. Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch

Các mẹ cũng có thể dùng sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch (bơ đã được đun chảy và được loại bớt cấn sữa) để làm giảm tình trạng lở loét ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3.5. Sữa đông

Sữa đông có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng vì có chứa axit lactic. Mẹ có thể làm sinh tố từ trái cây và sữa đông để bé thưởng thức.

3.6. Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lacti, làm hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Do đó, với những trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng thì bạn có thể sử dụng sữa bơ như là một loại "thuốc sát khuẩn" hữu hiệu.

Với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi, có thể cho bé dùng sữa bơ hàng ngày.

3.7. Nước ấm và muối

Đối với trẻ lớn hơn có thể pha nước muối với nồng độ thấp để bé súc miệng mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng bị nhiệt miệng.

3.8. Lá húng quế

9-cach-khac-phuc-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-nhanh-nhat-2-VOH

Rau húng quế giúp làm giảm đau và làm dịu vết loét (Nguồn: Internet)

Lá húng quế từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Với trẻ nhỏ, bạn có thể cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng.

3.9. Cam thảo

Sử dụng cam thảo cho vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo hòa vào nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày sẽ mang lại hiệu quả cao.

Mẹ cũng trộn hỗn hợp bột cam thảo với mật ong để bôi trực tiếp vào vết thương của bé.

4. Có nên đi khám bác sĩ khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ?

Phần lớn lở miệng ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, các mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nếu bé có những dấu hiệu sau đây:

  • Bé có biểu hiện giảm cân nhanh chóng
  • Bị đau ở vùng bụng
  • Trẻ bị lở miệng và sốt cao
  • Trong phân có lẫn với máu hoặc chất nhầy
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn.

9-cach-khac-phuc-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-nhiet-mieng-nhanh-nhat-3-VOH

Một số trường hợp trẻ bị nhiệt miệng cần đưa đi gặp bác sĩ (Nguồn: Internet)

Một số trường hợp, lở miệng chính là hậu quả gián tiếp của bệnh viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu trên để đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng chính là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số việc đơn giản sau:

  • Vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
  • Không cho bé ăn uống quá khuya
  • Tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm, do đó các mẹ không cần quá lo lắng. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị thông dụng bé sẽ nhanh chóng khỏi mà không cần dùng đến thuốc.

Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ khi bị nhiệt miệng.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái