Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm bổ sung dầu cá không cho kết quả tương tự.
Tiến sĩ Emily Oken, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Harvard cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về sự an toàn và lợi ích của việc tiêu thụ cá thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Các lợi ích khác bao gồm giảm nguy cơ sinh non và cải thiện phát triển nhận thức".
Nhóm nghiên cứu đã phân tích lượng cá tiêu thụ của 10.800 phụ nữ mang thai và việc bổ sung dầu cá của 12.646 phụ nữ để tìm mối liên hệ giữa chẩn đoán tự kỷ và các đặc điểm liên quan đến tự kỷ do các cha mẹ báo cáo.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Tự kỷ A.J. Drexel thuộc Đại học Drexel phát hiện rằng, khoảng một phần tư số phụ nữ mang thai không tiêu thụ cá và khoảng 65% đến 85% không sử dụng dầu cá hay bổ sung axit béo omega-3.
Họ cũng phát hiện rằng mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cá trước khi sinh và tỷ lệ mắc chứng tự kỷ thấp có phần rõ ràng hơn đối với trẻ em gái.
Omega-3 là dưỡng chất thiết yếu giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, đặc biệt là tim, não và mắt.
Dưỡng chất này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, quả óc chó, hạt lanh và rau xanh, hoặc qua các sản phẩm bổ sung dầu cá, do cơ thể không tự sản sinh ra.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc sử dụng thực phẩm bổ sung omega-3 trong thai kỳ không có mối liên hệ với việc chẩn đoán tự kỷ hoặc các đặc điểm liên quan đến tự kỷ.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng họ không thể xác định loại cá được ăn, thời điểm tiêu thụ trong thai kỳ và lượng omega-3 có trong các thực phẩm bổ sung.
Họ kêu gọi truyền đạt thông điệp cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc ăn cá trong thai kỳ.