Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ăn chuối có rất nhiều lợi ích khi mang thai

VOH - Buồn nôn và nôn khi mang thai là vấn đề mà nhiều “bà mẹ tương lai” phải đối mặt.

Những triệu chứng này thường được gọi là “ốm nghén” hoặc “thai hành” và hầu hết xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bác sĩ Phụ sản - Nhi khoa chia sẻ 5 phương pháp thiết thực giúp “mẹ bầu” nhanh chóng giảm bớt cảm giác khó chịu do ốm nghén.

an-chuoi-khi-mang-thai
Buồn nôn, nôn, mất ngủ… là những triệu chứng mà các mẹ bầu thường gặp ở 3 tháng đầu của thai kỳ - Ảnh: TVBS

Nguyên nhân gây ốm nghén

Bác sĩ Vương Lạc Minh, Trưởng khoa Phụ sản - Nhi khoa tại Bệnh viện Vạn Phương (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, “ốm nghén” hoặc “thai hành’ chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của gonadotropin màng đệm ở người (hCG) và progesterone.

Trong đó, gonadotropin màng đệm ở người ( hCG ) là một loại hormone giúp người mẹ nhận biết mình mang thai do các tế bào nuôi dưỡng bào thai bao quanh phôi đang phát triển. Còn progesterone là hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có đường tiêu hóa nhạy cảm thì triệu chứng ốm nghén có thể trầm trọng hơn.

Trong lúc mang thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu mệt mỏi vì bị ốm nghén. Hiện tượng ốm nghén này gây ra nhiều triệu chứng như: buồn nôn, nôn, mất ngủ… rất khó chịu khiến mẹ bầu không thể ăn uống được gì cả, cơ thể thì mệt mỏi.

Cách để giảm bớt tình trạng ốm nghén

Vậy nếu mang thai bị ốm nghén thì cách khắc phục nó như thế nào? Bác sĩ Vương Lạc Minh sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những cách hữu ích để giảm bớt tình trạng ốm nghén như sau:

Cách 1: ăn nhiều thực phẩm có vitamin B6

Bác sĩ Vương Lạc Minh gợi ý các mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, sữa và trứng để giúp giảm triệu chứng ốm nghén.

Cách 2: tránh mùi nồng nặc

Bác sĩ Vương Lạc Minh nhắc nhở các bà mẹ tương lai tránh môi trường hoặc thực phẩm có những mùi nồng nặc dễ gây buồn nôn, tạo ra cảm giác rất khó chịu.

Cách 3: ăn nhiều bữa nhỏ

Để giảm áp lực lên dạ dày khi mang thai, bác sĩ Vương Lạc Minh khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều trong một bữa, mà hãy nên ăn nhiều bữa nhỏ chia đều trong ngày, có nghĩa là ăn 5-6 lần một ngày, với các bữa ăn cách nhau 2 đến 3 giờ. Ăn nhiều bữa nhỏ như này sẽ rất tốt, tránh cho mẹ bầu bị buồn nôn.

Cách 4: ăn đồ chua vừa phải, không ăn quá nhiều

Bác sĩ Vương Lạc Minh cho biết, một số thực phẩm có tính axit như chanh, cam, mận chua… có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén.

Cách 5: ăn nhiều chuối để bổ sung chất điện giải

Bác sĩ Vương Lạc Minh cho biết, chuối rất giàu kali, giúp bổ sung chất điện giải bị mất khi ốm nghén, đồng thời có thể cân bằng axit dạ dày. Bác sĩ Lạc Minh khuyến cáo mẹ bầu nên ăn chuối với liều lượng thích hợp sẽ giúp giảm tình trạng ốm nghén rất nhiều.

Ngoài ra, Bác sĩ Vương Lạc Minh cũng nhắc nhở, nếu tình trạng ốm nghén quá nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng như mất nước, sụt cân thì các mẹ bầu nên nhanh chống đi đến bác sĩ phụ sản khám ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Bình luận